Thực đơn cho mùa thi cử

Mùa tuyển sinh đại học sắp đến, các bậc cha mẹ đều chăm sóc chu đáo cho con em mình về mọi mặt để thi cử đạt kết quả tốt. Bài viết này “đóng góp” thực đơn cho các sĩ tử bồi bổ sức khỏe.

Mùa tuyển sinh đại học sắp đến, các bậc cha mẹ đều chăm sóc chu đáo cho con em mình về mọi mặt để thi cử đạt kết quả tốt. Bài viết này “đóng góp” thực đơn cho các sĩ tử bồi bổ sức khỏe.

Thực đơn cho mùa thi cử

Bồ câu nhớ dai

Vật liệu: bồ câu 1 con (khoảng 0,5 kg), mạch đông 10g, táo nhân 10g, viễn chí 5g, nấm hương 4 tai, canh gà 60ml, rượu vang 20ml, hành 4 cọng, gừng 5 lát, muối 2g, bột nêm 1g, bột tiêu 1g.

Cách làm: bồ câu giết mổ, bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Toan táo nhân rang thơm sử dụng sau. Nấm hương dùng nước ngâm nở, bỏ cuống, thái hạt lựu, rửa sạch, sử dụng sau. Thục địa, mạch đông, viễn chí (ngâm nước vo gạo 1 giờ), tất cả cùng thái hạt lựu, cùng nấm hương trộn ướp muối trong giây lát, tất cả cùng nhét trong bụng bồ câu, nhét các cọng hành, dùng chỉ khâu kín. Đặt bồ câu vào thố, đổ vào canh, gừng lát, bột nêm, rượu vang, một ít hành nhuyễn, đậy nắp thố, dùng giấy dán kín miệng thố, cho vào nồi áp suất, nấu đến khi xịt khói, chuyển lửa nhỏ nấu nửa giờ, cho xịt hết khói, mở nắp nồi, lấy thố ra. Tháo chỉ khâu, bỏ bã thuốc, bồ câu chặt lát, rắc lên toan táo nhân và bột tiêu thì hoàn tất. Cách ngày dùng 1 lần, thường dùng liền 1 tháng, giúp nâng cao trí nhớ thấy rõ. Bắt đầu dùng trước khi thi 20 ngày.

Cháo bát bửu thông minh

Vật liệu: khiếm thực 10g, hoài sơn 10g, hạt sen cả lõi 10g, ý dĩ 10g, bạch biển đậu (đậu ván trắng) 10g, nhân sâm 5g, bạch truật 10g, bạch phục linh 10g, gạo 100g.

Cách làm: nhân sâm thái lát, cho vào chén thêm 100ml, chưng cách thủy 1 giờ. Hoài sơn và phục linh tán thành bột, bạch truật bọc trong túi vải, khâu kín, gạo vo sạch. Khiếm thực, hạt sen, ý dĩ, đậu ván trắng, bạch truật đổ 1,2 lít nước nấu nửa giờ, sau đó bỏ ra bạch truật, lại thêm bột phục linh, bột hoài sơn và gạo, dùng giá khuấy vài dạo, nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Đổ nước nhân sâm vào trong cháo, sẽ thành món cháo bát bửu. Dùng vào dịp hè có thể thêm 1 giọt tinh dầu bạc hà. Món cháo thường dùng ăn sáng, người tỳ vị hư nhược nhiều năm có thể dùng làm món chính buổi chiều hoặc điểm tâm ăn xế. Đối với các thí sinh hằng ngày dùng 1 chén trước 1 tuần đi thi.

Gà ác ích trí

Vật liệu: gà ác 1 con (khoảng 1 kg), nhân sâm (phiến) 4g, mạch đông 5g, ba kích 4g, bá tử nhân 5g, hoài sơn 30g, khiếm thực 15g, huyền sâm 4g, đan sâm 6g, phục thần 4g, thỏ ty tử 5g, nấm hương 10g, khô mực 30g, rượu Tây 100ml, gừng tươi 10g, hành 10g, muối 2g, bột nêm 1g.

Cách làm: gà ác giết mổ, giữ lại gan, tim, mề, rửa sạch sử dụng sau. Nấm hương dùng nước ngâm, rửa sạch, bỏ cuống sử dụng sau. Khô mực ngâm nước, rửa sạch thái lát sử dụng sau. Nhân sâm bỏ trong chén, thêm 80ml nước, tiềm cách thủy 1 giờ. Mạch đông, ba kích, bá tử nhân, huyền sâm, đan sâm, phục thần, thỏ ty tử bọc trong túi vải, khâu kín, cho vào tô, đổ rượu và 100ml nước, đậy nắp, tiềm cách thủy 1 giờ, sau đó bỏ túi thuốc, rượu thuốc sử dụng sau. Gà ác và nội tạng, khô mực, nấm hương, hoài sơn, khiếm thực cùng cho vào nồi đất, thêm nước đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ tiềm trong 2 giờ. Nước nhân sâm và rượu thuốc cùng đổ vào nồi đất, thêm gừng, hành, muối, bột nêm, dùng lửa vừa đun 15 phút thì hoàn tất. Nửa tháng trước khi thi dùng 2 lần, dùng liền 1 tháng. Ngày thường nửa tháng dùng 1 lần.

Canh kiện tỳ bổ não

Vật liệu: bao tử heo 100g, khô mực 30g, xương heo 150g, cánh gà 50g, cẳng gà 50g, nhân sâm 5g, bạch truật 5g, phục linh 5g, viễn chí 4g, toan táo nhân 5g, thục địa 5g, sơn thù 5g, cam thảo 2g, thần khúc 5g, bán hạ (chế) 5g, mạch đông 6g, nhục quế 3g, thạch xương bồ 5g, khiếm thực 8g, mộc hương 5g, rượu Tây 150ml, gừng 5 lát, muối 2g, bột nêm 1g, hành hoa 10g.

Cách làm: nhân sâm, bạch truật, khiếm thực, mộc hương cùng thái hạt lựu, bọc trong túi vải, khâu kín. Khô mực ngâm nước, thái lát, bao tử heo, xương heo, cánh gà, cẳng gà cùng rửa sạch, chặt thành lát vuông 3cm sử dụng sau. Túi thuốc cho vào nồi đất, đổ 100ml rượu Tây và 50ml nước, trước tiên đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh 20 phút. Sau đó loại bỏ túi thuốc, lọc lấy nước thuốc sử dụng sau. Bao tử heo, mực, xương heo cho vào nồi thêm nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, vớt váng. Thêm vào cánh gà, cẳng gà, gừng tươi và thêm rượu Tây 50ml nữa, chuyển lửa riu tiềm trong 2 giờ. Thêm vào nước thuốc. Ninh 10 phút. Bỏ bột nêm, muối, hành hoa, tắt bếp thì hoàn tất. Món ăn chia ra 4 phần, mỗi ngày dùng 1 phần, dùng liền 4 ngày, thường nửa tháng dùng 1 lần, trước khi thi mỗi tuần dùng 1 lần.

Cháo tâm tre

Vật liệu: tâm tre 10g, thạch cao 30g, nho khô 15g, chuối 1 quả, mật ong 30ml, mè đen 20g, gạo 60g.

Cách làm: tâm tre dùng nước rửa sạch, thái đoạn dài 2cm; thạch cao sống giã nhuyễn; chuối lột vỏ, thái lát dày 0,5cm; mè đen rang thơm, tán nhuyễn sử dụng sau. Thạch cao cho vào nồi thêm 2 lít nước, đun sôi, chuyển lửa nhỏ đun nửa giờ, thêm vào tâm tre, đun tiếp 20 phút, gạn lọc, bỏ bã, nước thuốc lại lọc qua vải một lần. Gạo vo sạch cho vào nồi áp suất, thêm nước thuốc, bắc lên bếp đun đến khi xì hơi, chuyển lửa nhỏ đun tiếp nửa giờ. Bắc ra bếp, xì hơi 15 phút, mở nắp, thêm vào nho khô, chuối, trộn đều, múc lên chén, rắc mè và mật ong thì hoàn tất. Mỗi ngày dùng 1 chén, dùng liền 4 ngày. Ngày thường dùng làm điểm tâm, cách 5 ngày dùng 1 lần.

Chè táo - cam thảo

Vật liệu: hoài tiểu mạch 60g, chích thảo 20g, táo đỏ 30g, bách hợp (tán bột) 30g, phục linh 15g, gạo 100g, từ thạch 30g, đường trắng 30g.

Cách làm: phục linh và chích thảo tán bột, gạo vo sạch. Hoài tiểu mạch, chích thảo, từ thạch dùng 1,5 lít nước nấu nửa giờ, lọc qua vải, bỏ bã. Nước thuốc đổ vào nồi áp suất, thêm gạo, táo đỏ, bột bách hợp, bột phục linh, đóng nắp dùng lửa mạnh đun đến khi xì hơi, chuyển lửa nhỏ đun nửa giờ. Tắt bếp, chờ 15 phút, mở nắp. Khi dùng nêm ít đường trắng thì hoàn tất. Dùng làm điểm tâm sáng và chiều, dùng liền 1 tuần.

Kình ngọc cao

Vật liệu: nhân sâm 20g, sinh địa (tươi) 150g, bạch phục linh 60g, mật ong 60ml.

Cách làm: nhân sâm và phục linh sấy khô, tán mịn, sinh địa tươi thái nhuyễn vắt lấy nước. Nước sinh địa tươi trộn với mật ong, thêm vào nhân sâm và phục linh đã tán nhuyễn, dùng đũa khuấy đều, đổ vào thố sành, đậy nắp, cho vào lò tiềm cách thủy 4 giờ. Lấy ra, chờ nguội thì hoàn tất. Mùa nóng có thể chứa trong tủ lạnh. Mỗi khi đói múc ra 2 muỗng, pha với nước ấm thì dùng. Ngày 1 lần, dùng liền 2 tuần.

Thực đơn cho mùa thi cử

Gà tiềm nhân sâm

Vật liệu: nhân sâm 15g, mạch đông 30g, gà 1 con (trên 2 năm tuổi) khoảng 1,5 kg, măng tây 100g, nấm hương 15g, hành 4 cọng, gừng 5 lát, rượu vang 30ml, muối 2g, bột nêm 1g.

Cách làm: gà giết mổ làm sạch, bỏ nội tạng. Nhân sâm thái lát, mạch đông cùng thái hạt lựu cho vào chén thêm 100ml nước, cho vào lò tiềm nửa giờ lấy ra. Măng luộc 3 phút, lấy ra thái lát. Nấm hương ngâm nước, bỏ cuống, rửa sạch sử dụng sau. Gà cho vào nồi đất ninh 2 giờ, lấy ra, xé phay, bỏ xương. Thịt gà cho vào khay, thêm canh gà, nhân sâm và mạch đông cùng nước thuốc, lót măng trên thịt gà, ở giữa là nấm hương, bỏ xung quanh là gừng, hành, rắc muối, rượu vang. Sau đó cho vào lò hấp chín, lấy ra bỏ bột nêm thì hoàn tất. Mỗi tháng dùng 1 lần, thí sinh có thể dùng 1 tuần trước khi thi, dùng liền 4 ngày.

Theo SKĐS

Đọc thêm

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.