Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

(Baohatinh.vn) - Không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Tĩnh nỗ lực hướng đến xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.

bqbht_br_a1-7981.jpg
Đám cưới được tổ chức theo mô hình văn minh tiết kiệm của đôi bạn trẻ cán bộ Huyện đoàn Đức Thọ (dịp tháng 5/2024).

Trong truyền thống văn hóa của người Việt nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, việc cưới, việc tang và lễ hội là những phong tục tập quán có nhiều ý nghĩa, được duy trì, trao truyền qua nhiều thế hệ. Đối với người Việt, việc cưới, việc tang là những sự kiện trọng đại; việc tham gia lễ hội cũng là trách nhiệm đóng góp vào hoạt động văn hóa cộng đồng của quê hương… Ở mỗi thời đại, phong tục cưới hỏi, tang lễ và tổ chức lễ hội có những biến đổi khác nhau trong cách thức tổ chức. Tuy nhiên, các hình thức đều hướng về những giá trị cốt lõi như: tôn vinh giá trị gia đình, tình thân, đạo hiếu, mối quan hệ dòng tộc, tình làng, nghĩa xóm…

Tuy mang những ý nghĩa tốt đẹp nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, với sự phát triển không ngừng của xã hội như: đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, công nghệ 4.0 mang lại sự giao thoa giữa các nền văn hóa Đông - Tây… khiến việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều biến đổi. Bên cạnh mặt tích cực, tình trạng tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội xuất hiện nhiều tồn tại, đi ngược với những quy chuẩn về văn hóa, văn minh như: sự lai căng, phô trương lãng phí. Trong đó, đối với việc cưới xuất hiện tình trạng dựng rạp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; nhiều đám cưới tổ chức kéo dài, khách mời quá đông, âm nhạc ồn ào, mở quá giờ quy định; nhiều thủ tục rườm rà, phô trương, thiếu văn minh... Đối với việc tang, vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng mã; mở nhạc tang lớn quá giờ quy định; quá nhiều vòng hoa, bức trướng; rải nhiều vàng mã dọc đường trong quá trình đưa tang...; tỷ lệ hỏa táng chưa cao; một số nơi diễn ra tình trạng xây lăng mộ quá lớn, sử dụng vật liệu đắt tiền... Một số lễ hội còn xuất hiện tình trạng tổ chức hành lễ mang màu sắc mê tín dị đoan...

bqbht_br_154d5202545t27243l0.jpg
Thời gian qua, trong các dịp lễ hội tại một số đình, chùa vẫn còn tình trạng hành lễ mê tín dị đoan.

Trước thực trạng đó, ngày 12/1/1998, Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội với tinh thần bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới, loại bỏ những hình thức lỗi thời, lạc hậu; tổ chức lành mạnh, tránh phô trương, vụ lợi, bài trừ mê tín dị đoan. Trên tinh thần chỉ thị, Chính phủ ban hành Quyết định 308/2005/QĐ-TTg, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, ngày 6/7/2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định 32/2012/QĐ-UBND và ngày 9/5/2019, ban hành Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND quy định cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đón nhận danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, ngày 22/12/2023, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới. Trong 6 nhóm nhiệm vụ của nghị quyết, nhiệm vụ xây dựng con người và môi trường văn hóa được đặt lên hàng đầu và có liên quan mật thiết với nhau. Để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND ngày 10/7/2024, xác định đẩy mạnh xây dựng NTM, đô thị văn minh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng môi trường văn hóa gắn liền với các chỉ tiêu về gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.

bqbht_br_a3-215.jpg
Đội ngũ thầy cúng được chuẩn hóa hướng dẫn du khách làm lễ tại đền Bà Hải (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh).

Thực hiện chủ trương của các cấp, thời gian qua, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp cùng các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình hành động nhằm tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành, thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, trong đó có việc cưới, việc tang và lễ hội văn minh, tiết kiệm. Qua đó, tạo nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh, việc tổ chức đám cưới cơ bản đảm bảo văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; giảm bớt các hủ tục rườm rà gây tốn kém trong tổ chức lễ cưới. Việc tổ chức đám tang đã được chính quyền, các đoàn thể quan tâm, 100% khu dân cư đều có ban tang lễ. Các thủ tục trong việc tang đều do ban lễ tang phối hợp với gia đình tổ chức theo nghi thức quy định của địa phương; cơ bản đã xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu, mê tín, giảm các thủ tục rườm rà, đảm bảo tính trang nghiêm và vệ sinh, tiết kiệm.

Nhiều địa phương đã xây dựng, thực hiện hiệu quả các mô hình cưới, tang văn minh như: xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) phát huy hiệu quả của nhà văn hóa thôn trong tổ chức việc cưới đối với các gia đình hạn chế về diện tích, tránh lấn chiếm lòng, lề đường; xã Quang Diệm (Hương Sơn) với mô hình cưới, tang “2 hạn, 3 không” (hạn chế bia, rượu trong việc cưới, việc tang, lễ hội; hạn chế vòng hoa, bức trướng điếu tại đám tang; không sử dụng thuốc lá tiếp khách trong đám cưới, đám tang, lễ hội; không dùng kèn nhị, nhạc tang khi có người qua đời; không rải, đốt tiền, vàng mã dọc đường khi có đám đưa tang); phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) với mô hình tang văn minh (vận động hỏa táng, không lấn chiếm lòng lề đường, không rải vàng mã, tiền giấy, mở nhạc tang nhỏ, đúng giờ, hạn chế vòng hoa...).

dt-dsc4619.jpg
Lễ cung rước Quan Hoàng Mười vân du là nghi lễ nằm trong khuôn khổ lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười năm 2024 tại TX Hồng Lĩnh.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương, tổ chức đoàn thể như: TX Kỳ Anh, Nghi Xuân, Tỉnh đoàn… cũng đã tổ chức xây dựng và tuyên truyền về đám cưới văn minh, tiết kiệm, tổ chức các cuộc thi sát hạch kiến thức cho đội ngũ thầy cúng tại các di tích… Nhiều địa phương có tỷ lệ hỏa táng cao như: TX Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc …

Ông Phan Văn Lĩnh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nghi Xuân cho biết: “Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn huyện có khoảng hơn 820 đám cưới được tổ chức. Việc cưới diễn ra nền nếp, vui tươi lành mạnh, có ý nghĩa và tiết kiệm, thực hiện theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình. Hầu hết các đám cưới chỉ diễn ra trong một buổi, giảm từ lục lễ theo truyền thống còn 3 lễ chính là: lễ hỏi, lễ rước dâu và lễ cưới. 100% thôn, tổ dân phố của Nghi Xuân đều xây dựng thành công hương ước, trong đó có những quy định cụ thể về việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo văn minh, tiết kiệm và được áp dụng hiệu quả”.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Sở VH-TT&DL vừa tổ chức Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Ngoài các địa phương thì các tổ chức, đoàn thể như: Tỉnh đoàn, Hội Người cao tuổi, Chi hội Nhà hàng - khách sạn (Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh) cũng tích cực tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hiệu quả và đề xuất các ý kiến để tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh.

a4-394.jpg
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh vừa tổ chức tọa đàm nhằm tìm giải pháp tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Bà Lê Thị Loan - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Những ý kiến thiết thực từ đội ngũ thực hiện công tác xây dựng nếp sống văn minh từ việc cưới, việc tang, lễ hội ở cơ sở đã góp phần để chúng tôi có những tham mưu, kiến nghị lên các cấp trên nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nếp sống văn minh về việc cưới, việc tang, lễ hội.

Thời gian tới, Sở VH-TT&DL sẽ tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội qua các kênh, chú trọng nền tảng số; phát huy vai trò của các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, những người có uy tín tại cộng đồng trong vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Đồng thời, tăng cường phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong các hoạt động cưới, tang, lễ hội ở cơ sở, trong đó phát huy vai trò của hương ước về quy định việc cưới, việc tang; tăng cường quản lý hoạt động của đội ngũ thầy cúng, các dịch vụ hiếu hỉ; đưa các tiêu chí thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào việc bình xét các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”… Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm nhằm lan tỏa những cách làm hay, sáng tạo ở cơ sở...”.

bqbht_br_a5.jpg
Một góc công trình Phúc Lạc Viên - Đài hóa thân hoàn vũ Hà Tĩnh.

Sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong triển khai các chương trình hành động đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Nhân dân, làm thay đổi hành động của họ. Cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội sẽ góp phần bồi đắp những giá trị mới trên nền tảng văn hóa truyền thống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.