Tiền lẻ không dư nhưng đủ nhu cầu thanh toán và đổi tiền!

(Baohatinh.vn) - Năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trương không in thêm tiền mới có mệnh giá dưới 5.000 đồng khiến cho nhu cầu tiền lẻ cao hơn. Tuy nhiên, theo thông tin từ các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh, các tổ chức tín dụng này sẽ cố gắng đáp ứng cơ bản nhu cầu tiền lẻ cho khách hàng cả trong thanh toán và đổi tiền...

tien le khong du nhung du nhu cau thanh toan va doi tien

Dù không dư nhiều nhưng Chi nhánh Agribank Cẩm Xuyên vẫn cố gắng phân bổ đủ nhu cầu tiền lẻ của khách hàng

Việc chuẩn bị tiền lẻ tại kho quỹ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước. Cân đối lại nguồn, số lượng, mệnh giá để có sự phân bổ hợp lý, khoa học đến các đối tượng khách hàng. Ông Bùi Xuân Tâm - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT (Agribank) Hà Tĩnh cho biết: “Nhu cầu tiền lẻ của khách hàng tại chi nhánh đã tăng từ vài tháng trước tết. Dưới sự điều chuyển của NHNN, tiền lẻ sẽ được chuyển về các chi nhánh. So với mọi năm, lượng tiền lẻ mới trong kho quỹ của chi nhánh tỉnh năm nay không dồi dào nhưng sẽ cố gắng để đáp ứng cho khách hàng”.

Chẳng hạn, tại Agribank Cẩm Xuyên, hiện tại, chi nhánh này chịu trách nhiệm trả lương cho 85 đơn vị; ngoài ra, còn chi trả bảo hiểm, bưu điện… Gần nửa tháng nay, các mệnh giá 20.000 đồng, 50.000 đồng đã thiếu hơn so với trước. Chi nhánh đang đề xuất với chi nhánh tỉnh bổ cứu, đưa lượng tiền đủ đổi cho khách hàng phục vụ tết.

Khẳng định không để tiền lẻ bị thiếu trong dịp tết Nguyên đán tại Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) Hà Tĩnh, ông Phan Viết Phong – Giám đốc Chi nhánh giữ quan điểm: “Chi nhánh sẽ cân đối để “đẩy” lượng tiền mới phù hợp với cơ cấu, tỷ lệ, vừa phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định điều phối của NHNN. Vì trên thực tế, việc phát hành quá lớn số lượng tiền mới sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chi phí lưu thông tiền tệ”.

Được biết, cùng với việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt vào dịp cuối năm và tết Nguyên đán, NHNN sẽ chi ra một lượng tiền mới nhất định, trong đó có các loại tiền có mệnh giá nhỏ, tuy nhiên, phải chủ động điều hòa giữa nhu cầu tết với cơ cấu tiền mặt để hạn chế những tác động bất lợi đối với lưu thông tiền tệ. Riêng đối với năm nay, Thống đốc NHNN đưa ra quyết sách không chi các loại tiền mới còn nguyên seri từ 5.000 đồng trở xuống.

Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của người dân, thậm chí là rất hợp lý khi góp phần đảm bảo an toàn hệ thống. Mặc dù không có tiền mới in nhưng chi nhánh vẫn duy trì dự trữ một lượng tiền mệnh giá nhỏ đã qua sử dụng, đủ tiêu chuẩn lưu thông để đảm bảo cung ứng nhu cầu thanh toán của người dân trong dịp tết Nguyên đán. Đồng thời, tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc cá nhân, tổ chức lợi dụng đổi tiền mệnh giá nhỏ trái phép.

Vào thời điểm này, tất cả các ngân hàng trên địa bàn đang tập trung cao cho việc nâng cấp, hoàn thiện chất lượng phục vụ tại hệ thống rút tiền ATM. Theo các ngân hàng, hệ thống máy rút tiền sẽ được kiểm soát một cách an toàn nhất, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt, đồng thời linh hoạt các hình thức thanh toán, chi trả của khách hàng trong dịp tết sắp tới.

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.