Tiếp sức cho phụ nữ dưới chân núi Hồng phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Các cấp hội phụ nữ TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã đồng hành, hỗ trợ giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Tiếp sức cho phụ nữ dưới chân núi Hồng phát triển kinh tế

Mô hình nuôi gà liên kết của gia đình chị Đinh Thị Lịnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, gia đình chị Định Thị Lịnh, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên nhiều lần gà bị dịch bệnh hoặc bị ép giá, hiệu quả kinh tế không cao.

Đầu năm 2020, được Hội LHPN thị xã Hồng Lĩnh tín chấp, giúp vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, gia đình chị đã vay thêm anh em, bạn bè để đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi gà liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Japfa.

Mô hình có diện tích hơn 1.000 m2, chuồng trại khép kín, lắp đặt hệ thống máng ăn, nước uống tự động, chăn nuôi 7.000 con gà mía với với tổng mức đầu tư trên 800 triệu đồng. Sau 3 tháng nuôi lứa gà đầu tiên, gia đình chị thu lãi gần 100 triệu đồng.

Chị Lịnh cho biết: “Chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại lớn nhưng cho hiệu quả ổn định. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều khép kín, công tác vệ sinh thực hiện hàng ngày nên gà lớn nhanh và ít dịch bệnh. Đặc biệt, được công ty thu mua toàn bộ sản phẩm nên tôi không phải lo thị trường tiêu thụ”.

Tiếp sức cho phụ nữ dưới chân núi Hồng phát triển kinh tế

Chuồng trại được chị Lịnh đầu tư khép kín, gà ít dịch bệnh và lớn nhanh. Mô hình nuôi gà của chị Lịnh ước thu lãi gần 300 triệu đồng/năm.

Gia đình chị Nguyễn Thị Mơ ở phường Đức Thuận là một trong những hội viên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của phường Đức Thuận. Trong những năm gần đây, nhận thấy người dân không mặn mà với đồng ruộng, nhiều diện tích đã bị bỏ hoang, chị đã bàn với chồng nhận 3 ha để trồng lúa.

Để thuận lợi và giảm bớt các chi phí, gia đình chị đã mạnh dạn vay vốn mua máy cày, máy gặt để phục vụ cho việc sản xuất. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2019 gia đình chị đã đầu tư hơn 300 triệu đồng xây dựng trang trại chăn nuôi gà, cá, vịt với diện tích hơn 3 ha.

Tuy mô hình mới đi vào sản xuất nhưng mỗi năm gia đình chị Mơ lãi ròng trên 200 triệu đồng. Chị Mơ chia sẻ: “Khi mới triển khai gia đình cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng sau một vài lần thất bại và được sự hỗ trợ, động viên của hội phụ nữ, tôi đã thực hiện mơ ước của mình đó là làm giàu trên chính cánh đồng mà nhiều người bỏ hoang".

Tiếp sức cho phụ nữ dưới chân núi Hồng phát triển kinh tế

Từ đồng ruộng bỏ hoang, chị Nguyễn Thị Mơ đã đầu tư xây dựng mô hình kinh tế thu lãi ròng trên 200 triệu đồng/năm.

Thời gian qua, Hội LHPN thị xã đã chỉ đạo các cấp hội tổ chức khảo sát đời sống, nhu cầu của hội viên phụ nữ về phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, chú trọng hỗ trợ các mô hình sinh kế, kết nối phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, khoa học kỹ thuật, vận động chị em tham gia các mô hình kinh tế tập thể… Qua đó, góp phần giúp phụ nữ tự tin, năng động trong phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thông qua nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hội viên, phụ nữ có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Năm 2020, Hội LHPN thị xã đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã trên 4,2 tỷ đồng cho 743 hội viên vay phát triển kinh tế.

Ngoài vốn tín chấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các cấp hội phụ nữ ở TX Hồng Lĩnh còn phát huy hiệu quả “Tổ tiết kiệm tại chỗ”, giúp nhau vay vốn không lãi để xây dựng các mô hình làm kinh tế, mô hình xóa nghèo phù hợp...

Nhờ vậy, đến nay, toàn thị xã có 55 mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ làm chủ có thu nhập trên 100 triệu đồng. Trong đó, từ đầu năm 2021 đến nay, đã xây dựng mới 12 mô hình và thành lập mới 5 HTX và tổ hợp tác...

Bà Nguyễn Thị Thắm - Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hồng Lĩnh

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh tuyển dụng 3 lao động phổ thông làm nhiệm vụ nhận hàng và phát hàng, thư báo, công văn theo đúng địa chỉ được phân công.
Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.