“Tiếp sức” cho sản xuất, kinh doanh “sống khỏe” sau đại dịch

(Baohatinh.vn) - Sự nỗ lực từ phía các nhà băng đã giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất được “tiếp sức” sống khỏe sau đại dịch Covid-19.

Trong vòng 3 tháng vừa qua, các tổ chức tín dụng Hà Tĩnh đã thực hiện miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay trên 7.000 tỷ đồng dư nợ.

“Tiếp sức” cho sản xuất, kinh doanh “sống khỏe” sau đại dịch

Ông Nguyễn Đức Thông, xóm Hạ (Thạch Hạ) vừa mới được tiếp cận vốn để khôi phục nhà hàng, thả nuôi cá đặc sản

Những tổn thương của đại dịch Covid-19 đang dần lùi lại phía sau, nhịp sống đời thường đang trở lại với người dân. Với những hộ kinh doanh dịch vụ như ông Nguyễn Đức Thông, xóm Hạ, Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) càng bận rộn hơn. Vừa phải sửa sang, nâng cấp lại nhà hàng ăn uống, chuẩn bị hàng hóa tươi sống, ông vừa phải lên kế hoạch thả nuôi cá lồng bè cho vụ mới.

“Trước đây, doanh thu mỗi tháng thu về khoảng 400 - 500 triệu đồng, thế nhưng suốt hơn 1 tháng nay, mọi kinh doanh đều đóng cửa, không chỉ tổn thất nguồn thu, cơ sở còn bị đọng hàng, chịu lỗ vì hàng quá hạn. Hiện nay, chúng tôi được Agribank Thành Sen (Agribank Hà Tĩnh) xét duyệt vay với hạn mức 1,5 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn trước 1,5%/năm để tái sản xuất, kinh doanh. Đây thực sự là nguồn động viên giúp cơ sở sản xuất nhỏ vượt qua “bão” lớn”, ông Thông chia sẻ.

“Tiếp sức” cho sản xuất, kinh doanh “sống khỏe” sau đại dịch

Với gói vay 100.000 tỷ đồng, hai chi nhánh Agribank tại Hà Tĩnh có điều kiện để tiếp vốn cho người sản xuất, kinh doanh

Agribank là một trong những hệ thống ngân hàng nhập cuộc sớm nhất cuộc “giải cứu” khách hàng thiệt hại vì Covid- 19. Miễn, giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ, từ ngày 1/4, hệ thống còn dành 100.000 tỷ đồng để cho vay mới với lãi suất giá rẻ, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất.

Tại Chi nhánh Agribank Hà Tĩnh, đến đầu tháng 5, chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ cho 122 khách hàng với dư nợ trên 40,3 tỷ đồng; miễn giảm lãi vay cho 105 khách hàng với dư nơ được miễn, giảm lãi là 90 tỷ đồng; cho vay mới hơn 7,5 tỷ đồng với mức giảm lãi suất cao nhất là 2,5%/năm so với cùng loại.

“Tiếp sức” cho sản xuất, kinh doanh “sống khỏe” sau đại dịch

Sau đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp “khát” vốn để lấy lại phong độ sản xuất, kinh doanh

Ông Võ Huy, Phó Giám đốc chi nhánh cho biết: “Ngay từ thời điểm dịch Covid-19 mới phát sinh thì chi nhánh đã chủ động rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn.

Đặc biệt, gói vay 100.000 tỷ đồng của Agribank Việt Nam đáp ứng nhu cầu nguồn vốn bức thiết của nền kinh tế sau đại dịch, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận được gói vay giá rẻ. Khách hàng là đối tượng của chương trình sẽ được áp dụng lãi suất thấp hơn từ 0,5%/năm- 2,5%/năm (tùy vào từng đối tượng khách hàng cụ thể) so với lãi suất cho vay cùng loại”.

“Tiếp sức” cho sản xuất, kinh doanh “sống khỏe” sau đại dịch

Các gói cho vay mới với nhiều ưu đãi của ngân hàng đang bắt nhịp diễn biến của nền kinh tế sau đại dịch

Có thể nói, những chính sách về tín dụng từ hệ thống ngân hàng đã thực sự bắt kịp diễn biến của đời sống và kinh tế sau đại dịch. Không những “ông” lớn Vietcomabank, Agribank, VietinBank, BIDV…, gói vay giá rẻ được mở rộng khắp các ngân hàng, tạo nguồn tổng lực lên đến hàng trăm tỷ đồng, tiếp tục “tiếp sức” cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.

Tại Hà Tĩnh, với sự góp mặt của hơn 30 chi nhánh ngân hàng thương mại có thể xem là một thuận lợi, giúp người vay vốn có thêm nhiều cơ hội “chạm tay” đến chính sách. Đồng thời, trở thành mũi tên hai chiều, vừa kích cầu tăng trưởng tín dụng toàn địa bàn.

Ông Nguyễn Huy Tiến, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh cho biết: “Các tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng có thể tiếp cận được tín dụng ưu đãi của ngân hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; miễn, giảm lãi suất cho vay, giảm phí cho các dư nợ hiện hữu và cho vay mới; cho vay mới với lãi suất thấp hơn từ 1-2%/năm so với lãi suất cho vay bình thường”.

Có thể “điểm tên” những chi nhánh ngân hàng thương mại “top” đầu trong cuộc đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức sau đại dịch như: Agribank Hà Tĩnh với 130 tỷ đồng dư nợ được cơ cấu lại, miễn giảm lãi vay; VietinBank Hà Tĩnh có doanh số cho vay mới (lũy kế từ 23/1 đến nay) cao nhất địa bàn (gần 2.200 tỷ đồng); Vietcombank Hà Tĩnh (2.500 tỷ đồng)…

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 120-490 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Hà Tĩnh quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Hà Tĩnh quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến hết quý I/2025, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 1.027 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch vốn giao, nằm trong nhóm giải ngân tốt của cả nước.
Tăng tốc thi công cầu 120 tỷ đồng ở Vũ Quang

Tăng tốc thi công cầu 120 tỷ đồng ở Vũ Quang

Nỗ lực thi công nên thời điểm này, dự án cầu Hốp Chuối (thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã đạt hơn 75% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025 (vượt tiến độ 6 tháng).
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.