Tìm ra nguyên nhân ngao ở Lộc Hà chết hàng loạt

(Baohatinh.vn) - Ông Võ Tá Bình – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thông tin: “Các cơ quan chuyên môn của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà vừa kết luận hiện tượng ngao chết ở xã Mai Phụ là do nuôi mật độ quá dày kết hợp bị ảnh hưởng do trời nắng, nước nóng cùng một số yếu tố bất lợi khác”.

Tìm ra nguyên nhân ngao ở Lộc Hà chết hàng loạt

Ngao chết trắng bãi tại xã Mai Phụ.

Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn, vùng nuôi ngao của xã Mai Phụ thả giống quá dày, lên đến 1.968 con/m2, trong khi mật độ khuyến khích nuôi thích hợp chỉ từ 150 - 350 con/m2.

Măt khác, tại một số bãi nuôi kích cỡ ngao không đồng đều, thả chung ngao giống với ngao thương phẩm, ngao lớn với ngao bé nên ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi cũng như khả năng kháng bệnh, phân loại ngao...

Ghi nhận của các cơ quan chuyên môn cũng cho thấy, hiện tượng ngao chết đều vào thời điểm triều cường xuống vào ban ngày, thời gian phơi bãi kéo dài từ 8h-14h. Thời tiết nắng, các bãi ngao không bằng phẳng, chỗ cạn nước rất nóng khiến những con yếu, hoặc những con chưa kịp lặn sâu dưới cát bị chết.

Tuy số ngao bị chết ban đầu không nhiều nhưng thịt nhanh chóng thối rữa khiến cả bãi nuôi bị ô nhiễm và chịu nhiều tác động bởi các loại vi sinh vật phân hủy. Tất cả các yếu tố xấu, độc nói trên gộp lại dẫn đến ngao bị chết hàng loạt, nhất là ở những bãi cạn, thả dày.

Tìm ra nguyên nhân ngao ở Lộc Hà chết hàng loạt

Kết quả xét nghiệm dịch bệnh, môi trường... của các cơ quan chuyên môn đều cho kết quả âm tính.

Trước đó, vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9/2022, ngao tại các bãi nuôi ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà) bị chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân. Ban đầu chỉ số lượng ít, chết lác đác, nhưng sau đó thì bị chết đại trà, có những bãi lên đến 65 – 70% sản lượng.

Tổng lượng ngao chết ước khoảng 800 tấn, trị giá thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Ngay sau khi phát hiện ngao chết, Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên lấy mẫu phân tích, tìm nguyên nhân. Đến thời điểm này, các kết quả xét nghiệm đều cho âm tính với dịch bệnh, nguồn nước không bị ô nhiễm, không bị tảo độc và khí độc...

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.