Tín dụng bán lẻ, thị trường “màu mỡ” của các nhà băng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ở thị trường tiền tệ của Hà Tĩnh, dư nợ từ thành phần khách hàng tư nhân, cá thể chiếm khoảng 75% tổng dư nợ. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ thì đây được xem là thị trường “khổng lồ” mà tất cả các nhà băng đều muốn chinh phục…

Tín dụng bán lẻ, thị trường “màu mỡ” của các nhà băng Hà Tĩnh

Bán chéo sản phẩm dịch vụ đang được xem là con đường ngắn nhất để các ngân hàng tìm kiếm tăng trưởng từ tín dụng bán lẻ

Cuộc đua phát triển ngân hàng bán lẻ đã thực sự sôi động nhiều năm nay ở Hà Tĩnh. Nhất là vào thời điểm kinh tế địa phương với xu thế gia tăng dịch vụ - thương mại đã kéo theo các chỉ số tiêu dùng của người dân tăng lên. Điều này quay trở lại tác động một cách tích cực vào thị trường tín dụng.

Kể từ đầu năm nay, dư nợ theo loại hình cá nhân liên tục tăng đều và đạt gần 36.000 tỷ đồng, tăng gần 21 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc năm 2018. Con số này cũng ở mức tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước trên 30 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 75% tổng dư nợ toàn tỉnh. Trong đó, mục đích vay vốn phần nhiều sử dụng vào tiêu dùng như làm nhà, mua xe ô tô, mua sắm…

Điều quan trọng, tín dụng bán lẻ nằm ở phân khúc lãi suất không hề rẻ (bình quân từ 9%- 12%), vì thế, lợi nhuận của ngân hàng cũng tỷ lệ thuận với việc gia tăng tăng trưởng tín dụng khối này.

Tín dụng bán lẻ, thị trường “màu mỡ” của các nhà băng Hà Tĩnh

Thị trường tiêu dùng phát triển đã kích thích mảng tín dụng tiêu dùng tăng trưởng tích cực

Ông Phan Viết Phong - Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh (VCB Hà Tĩnh) chia sẻ: “Vietcombank Hà Tĩnh đầu tư mạnh mẽ cho dịch vụ ngân hàng, tạo cầu nối với khách hàng nhằm khai thác tốt nhất thị trường tín dụng cá nhân đầy tiềm năng. Hiện nay, tín dụng bán lẻ chiếm 50% dư nợ của chi nhánh”.

Chỉ tính đến kết thúc quý II/2019, tín dụng bán lẻ của VCB Hà Tĩnh đạt trên 3100 tỷ đồng và hoàn thành 91,3% kế hoạch của năm 2019. Chi nhánh cũng phát triển thêm được 10.848 khách hàng cá nhân mới, đạt 146,6% kế hoạch trung ương giao. Theo thông tin bước đầu, lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng này có khả năng sẽ tăng 4 lần vào cuối năm nay.

Tín dụng bán lẻ, thị trường “màu mỡ” của các nhà băng Hà Tĩnh

Khách hàng là người được hưởng lợi từ những chính sách bán lẻ của ngân hàng

Ở thị trường Hà Tĩnh, ngoài 4 ngân hàng lớn (Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank) thì một số ngân hàng như ACB, Sacombank, HDBank cũng có tỷ trọng dư nợ cá nhân chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ.

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng dần thay đổi, hướng đến sự tiện ích và thuận lợi. Vì thế, phát hành thẻ tín dụng được đánh giá là thị trường “màu mỡ” nhất của các ngân hàng. Khách hàng được phép “tiêu trước trả sau” qua dịch vụ thấu chi thẻ ngân hàng, khách hàng sẽ được miễn lãi trong vòng 45 - 55 ngày. Ngoài ra, sản phẩm tích hợp với các dịch vụ tiêu dùng khác, đưa lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Tín dụng bán lẻ, thị trường “màu mỡ” của các nhà băng Hà Tĩnh

Thẻ tín dụng được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng của ngân hàng ở Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Hoài (TP Hà Tĩnh) cho hay: “Thẻ tín dụng tạo sự chủ động cho người tiêu dùng. Tôi có thể chi tiêu khi cần thiết và hoàn trả lại tiền cho ngân hàng trước hạn định thì rất có lợi. Nó như chiếc ví của người tiêu dùng vậy”.

Theo các ngân hàng, mặc dù thị trường Hà Tĩnh gặp khó vì các điểm chấp nhận thẻ hạn chế, thói quen tiêu dùng qua thẻ tín dụng chưa phổ biến ở người dân, song đây chính là cơ hội để các ngân hàng giành được thị phần của mình. Trong đó, chính sự tăng trưởng cao lĩnh vực dịch vụ - thương mại đã “kích thích” các ngân hàng mở rộng mạng lưới.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.