Tổng điều tra giai đoạn 2, Hà Tĩnh có hơn 74.700 cơ sở sản xuất kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2021 (gọi tắt là TĐT), trong giai đoạn 2, toàn tỉnh có 636 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và hơn 74.700 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tham gia cung cấp thông tin vào phiếu điện tử (CAPI).

Tổng điều tra giai đoạn 2, Hà Tĩnh có hơn 74.700 cơ sở sản xuất kinh doanh

Hơn 74.714 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tại Hà Tĩnh thực hiện cung cấp thông tin cho TĐT giai đoạn 2 từ ngày 1/7/2021 - 30/7/2021.

Theo kế hoạch, thời gian thu thập thông tin trong giai đoạn 2 của cuộc TĐT thực hiện đối với khối cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 1/7/2021 - 30/7/2021.

Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh đã hoàn thành việc rà soát danh sách nền để chuẩn bị sẵn sàng cho các bước tiếp theo của cuộc TĐT. Theo đó, toàn tỉnh có 636 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và 74.714 cơ sản xuất kinh doanh cá thể phải tham gia cung cấp thông tin điều tra vào trong phiếu CAPI.

Tổng điều tra giai đoạn 2, Hà Tĩnh có hơn 74.700 cơ sở sản xuất kinh doanh

Công nghệ thông tin tiếp tục được ứng dụng trong việc thực hiện giai đoạn 2 của cuộc TĐT.

Giai đoạn 2 của cuộc TĐT lần này tiếp tục ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình thu thập, biên soạn, xử lý và công bố thông tin. Các điều tra viên sẽ đến từng cơ sở gặp người cung cấp thông tin (chủ cơ sở) để phỏng vấn, ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu CAPI được thiết kế trên thiết bị điện tử cầm tay (điện thoại di động hoặc máy tính bảng).

Vì cuộc TĐT có quy mô lớn, nội dung đa dạng, phức tạp, khối lượng công việc nhiều nên Ban Chỉ đạo TĐT tỉnh đã sớm hoàn thành cập nhật số liệu cho từng địa phương, đơn vị để trực tiếp bám nắm, phân bổ công việc, địa bàn cho các điều tra viên, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra. Đồng thời, tiến hành tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn cho các điều tra viên nhằm nắm vững nghiệp vụ và sử dụng thành thạo phiếu CAPI trong quá trình thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Tổng điều tra giai đoạn 2, Hà Tĩnh có hơn 74.700 cơ sở sản xuất kinh doanh

Phiếu điện tử (CAPI) được các điều tra viên sử dụng khi thu thập thông tin từ các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

Các địa phương cũng đang tăng cường tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các đơn vị và sự đồng thuận của người dân trong việc thực hiện cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để cuộc TĐT giai đoạn 2 đạt kết quả cao nhất.

Cuộc TĐT năm 2021 nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế; kết quả sản xuất - kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương.

Tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2020 theo đề án “Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia.

Cập nhật thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi năm gốc so sánh phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội; làm dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong giai đoạn tiếp theo của ngành thống kê, các bộ, ngành và địa phương.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.