Tổng kết, bế mạc Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản"

(Baohatinh.vn) - Sau 4 ngày diễn ra tại Hà Tĩnh với nhiều hoạt động, Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh chính thức khép lại.

bqbht_br_aimg-7816.jpg
Các đại biểu tham dự lễ tổng kết và bế mạc Festival "Về miền ví, giặm- Kết nối tinh hoa di sản" năm 2024.

Tối 30/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tổng kết và bế mạc Festival "Về miền ví, giặm- Kết nối tinh hoa di sản" năm 2024.

Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Đại diện lãnh đạo Sở VH&TT Nghệ An, các đoàn nghệ thuật di sản đến từ các tỉnh Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Lâm Đồng và Quảng Nam cùng dự.

Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" do tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Festival diễn ra từ ngày 27/11-30/11/2024 với nhiều hoạt động như: Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm"; Trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh kết hợp các sản phẩm du lịch; Liên hoan các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO ghi danh; Hội nghị - hội thảo khoa học quốc gia “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh”; Hội nghị xúc tiến du lịch Hà Tĩnh... Tham dự festival lần này còn có các tỉnh: Bắc Ninh, Phú Thọ, Lâm Đồng và Quảng Nam.

bqbht_br_aimg-7802.jpg
Chương trình văn nghệ chào mừng thành công của Festival "Về miền ví, giặm- Kết nối tinh hoa di sản" năm 2024.

Phát biểu tổng kết và bế mạc festival, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Nguyễn Viết Trường - Phó Trưởng ban Tổ chức festival nhấn mạnh: Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để Hà Tĩnh và các tỉnh có di sản được UNESCO ghi danh có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, quảng bá di sản, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi miền quê. Đồng thời, tạo điều kiện để cán bộ, nghệ nhân các tỉnh giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

bqbht_br_aimg-7832.jpg
Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Nguyễn Viết Trường - Phó Trưởng ban Tổ chức phát biểu tổng kết, bế mạc festival.

Trong những ngày qua, người dân Hà Tĩnh đã được trực tiếp thưởng thức các tiết mục di sản văn nghệ dân gian đặc sắc. Đó là các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh mượt mà, sâu lắng, say đắm lòng người; các làn điệu, trò chơi hát bài chòi Quảng Nam vui nhộn, sôi động, đầy cuốn hút; những bản tình ca Tây Nguyên mênh mang, du dương, lãng mạn và giàu chất sử thi; các bài hát xoan Phú Thọ tinh tế, sâu sắc... Đặc biệt là các làn điệu dân ca ví, giặm mộc mạc, gần gũi nhưng cũng vô cùng sâu lắng, thiết tha; câu ca trù sang trọng, lúc nhặt lúc khoan, nắn nót, điêu luyện, trau chuốt từng câu, chữ…

Cùng với lời ca tiếng hát, điệu múa là sự cống hiến hết mình của các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên đến từ mọi miền, phục vụ Nhân dân Hà Tĩnh và du khách gần xa.

Qua những lời ca, tiếng hát, những sản phẩm độc đáo của các địa phương, chúng ta cảm nhận được tình yêu di sản, tình yêu văn hóa, tình yêu quê hương đất nước; càng khẳng định những giá trị trường tồn của văn hóa dân tộc. Văn hóa đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương, vùng miền; làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Cũng tại Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” lần này, Hội thảo khoa học quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã nhận sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, văn nghệ sỹ… Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến xác đáng, nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” đã thành công tốt đẹp; để lại nhiều ấn tượng trong quý vị đại biểu, người dân và du khách khi tới Hà Tĩnh tham dự các hoạt động của sự kiện.

Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Nguyễn Viết Trường cũng bày tỏ niềm vinh dự và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh bạn, nhà khoa học, đại biểu, văn nghệ sỹ, nghệ nhân các đoàn Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng, Nghệ An đã về tham dự và có những đóng góp góp phần làm nên thành công của Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”.

Quá trình chuẩn bị và tổ chức không tránh khỏi những thiếu sót, đặc biệt là do thời tiết không thuận lợi trong những ngày đầu đã khiến việc đi lại của các đoàn và Nhân dân có phần vất vả; việc đón tiếp của đơn vị chủ nhà cũng chưa thật sự chu đáo; thời gian để các đoàn tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa, thưởng thức các món ngon đặc sản của Hà Tĩnh cũng chưa nhiều… Ban Tổ chức rất mong được các đại biểu và Nhân dân chia sẻ.

Ban Tổ chức cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương đã đến dự, đưa tin để tuyên truyền, quảng bá, góp phần quan trọng vào sự thành công của festival. Đồng thời, ghi nhận, biểu dương các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, các huyện, thành phố trong tỉnh đã nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao để festival diễn ra theo đúng kế hoạch, an toàn, thành công tốt đẹp.

Tại chương trình tổng kết, bế mạc, Ban Tổ chức tiến hành vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm và các tập thể phối hợp tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”.

bqbht_br_aimg-7846.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu trao bằng khen của Bộ VH-TT&DL cho Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019-2024.
bqbht_br_tap-the.jpg
Ban Tổ chức và các đại biểu trao bằng khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho 10 tập thể...
bqbht_br_ca-nhan.jpg
...và 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2014 - 2024
bqbht_br_cac-doan.jpg
Ban Tổ chức và các đại biểu trao bằng khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho các tập thể phối hợp tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”.

Dịp này, Ban Tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” cũng tổ chức công diễn tiết mục nghệ thuật đặc sắc của các đơn vị tham gia Liên hoan các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh.

bqbht_br_nghe-an.jpg
Đoàn Nghệ An biểu diễn tiết mục "Cá Gỗ trẩy kinh".
bqbht_br_bac-ninh.jpg
Tốp ca nam nữ và tốp múa biểu diễn tiết mục "Vui bốn mùa" - dân ca quan họ Bắc Ninh.
bqbht_br_dac-lac.jpg
Tiết mục "Pàm – Đi bắt tôm xúc cá" của đoàn Lâm Đồng.
bqbht_br_quang-nam-bai-choi.jpg
Diễn xướng Bài Chòi Quảng Nam.
bqbht_br_phu-tho.jpg
Đoàn Phú Thọ với tiết mục hát xoan đặc sắc
bqbht_br_ket.jpg
Tổ khúc dân ca "Hội tụ miền ví, giặm" của đoàn Hà Tĩnh đã khép lại 1 kỳ festival thành công

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Đọc thêm

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.