Tổng thống Brazil Rousseff lần đầu tiên ra điều trần trước Quốc hội

Đây cũng là lần đầu tiên bà tới dự phiên tòa xét xử mình kể từ khi bị Quốc hội đình chỉ chức vụ Tổng thống từ tháng 5 vừa qua.

tong thong brazil rousseff lan dau tien ra dieu tran truoc quoc hoi

Bà Roussef chuẩn bị ra điều trần trước thượng viện. Ảnh: AFP.

Theo kế hoạch, sau khi nghe bà Rousseff điều trần, trong vòng 48 giờ, 81 thượng nghị sĩ sẽ tiến hành bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng về việc bãi nhiệm bà. Chỉ cần 54 nghị sĩ, tương đương 2/3 số ghế Thượng viện, bỏ phiếu đồng ý thì bà Rousseff sẽ chính thức bị bãi nhiệm, chấm dứt 13 năm cầm quyền của đảng Lao động (PT). Và như vậy, chính phủ Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ cầm quyền đến hết nhiệm kỳ hiện nay của bà Rousseff, tức tới tháng 12/2018.

Trước đó, từ ngày 25/8, Thượng viện Brazil đã chính thức bước vào phiên luận tội xem xét bãi nhiệm Tổng thống Rousseff liên quan tới cáo buộc vi phạm luật ngân sách quốc gia. Trong đó nhiều nghị sĩ cho rằng, bà phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã làm cho nền kinh tế Brazil chìm trong khủng hoảng.

Tuy nhiên, trái với ý kiến của nhiều nghị sĩ, bà Rousseff và nhiều người ủng hộ bà đã lên tiếng phản bác, cho rằng, bà không có tội.

Nhiều người dân thủ đô Rio de Gianero hôm qua (28/8) đã tiến hành một cuộc tuần hành lớn ủng hộ bà Rousseff trước phiên luận tội.

Trước đó, trong phiên lấy lời khai ngày 27/8, ngày thứ 3 của phiên luận tội, một số nhân chứng được triệu tập đã nói rằng, bà Rousseff không vi phạm luật ngân sách quốc gia, cũng như không gây tổn hại cho nền kinh tế vốn đang chìm sâu trong khủng hoảng. Theo cựu Bộ trưởng Kinh tế Nelson Barbosa, không có cơ sở nào để khẳng định bà Rousseff phải chịu trách nhiệm hình sự. Ông cho biết, các sắc lệnh mà bà Rousseff từng ban hành khi đương nhiệm là “hoàn toàn hợp hiến”.

“Quá trình luận tội nhằm vào Tổng thống là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, một cuộc tấn công nhằm vào Tổng thống, vào người dân Brazil”.

Còn theo Giáo sư khoa Luật thuộc Đại học bang Rio, Ricardo Lodi, các “thủ thuật” về ngân sách là vấn đề nhiều chính quyền đã làm trước đây, ngoài ra nền kinh tế Brazil giảm sút hoàn toàn không liên quan đến vấn đề này.

Các cuộc thăm dò dư luận tại Brazil gần đây cũng cho thấy, nhiều người dân có vẻ không quan tâm tới những sai phạm của bà Rousseff. Điều mà họ mong muốn lúc này là có một chính phủ mới quản lý nền kinh tế tốt hơn.

“Tôi hy vọng một sự thay đổi về kinh tế ở Brazil. Doanh nghiệp của tôi đã lao đao trong suốt 2 năm qua do tình hình suy thoái kinh tế của đất nước. Tôi chỉ hy vọng Chính phủ mới có thể thay đổi điều này và cải thiện tình hình kinh tế của đất nước.”

Bản thân bà Rousseff, ngay trước phiên luận tội cuối cùng của Thượng viện, đã nhiều lần tái khẳng định không hề có ý định từ chức, đồng thời tuyên bố “sẽ chiến đấu đến cùng” cũng như việc không hề phạm tội.

Tổng thống Rousseff bị cáo buộc vi phạm Luật Trách nhiệm tài chính do đã “làm đẹp” các con số thống kê nhằm giảm bớt tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 2014 và sử dụng kinh phí bổ sung không có trong dự toán ngân sách mà không có sự đồng ý của Quốc hội.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.