Trang bị kiến thức, bồi đắp tình yêu về quê hương Hà Tĩnh cho học sinh

(Baohatinh.vn) - Năm học 2021-2022, lần đầu tiên Giáo dục địa phương trở thành bộ môn chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ngay sau khi được thẩm định và phê duyệt, năm học 2021-2022, tài liệu Giáo dục địa phương Hà Tĩnh đã chính thức có mặt trong chương trình học của học sinh lớp 1 và 6.

Trang bị kiến thức, bồi đắp tình yêu về quê hương Hà Tĩnh cho học sinh

Học sinh Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) hào hứng với bộ môn Giáo dục địa phương.

Cô Hoàng Thị Hoài Sâm - giáo viên bộ môn Giáo dục địa phương Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) chia sẻ: “Mặc dù mới trở thành một bộ môn chính thức, nhưng trước đây những nội dung này đã được lồng ghép vào các môn học thuộc lĩnh vực xã hội nên giáo viên cũng không bỡ ngỡ nhiều khi bước vào giảng dạy”.

Bộ môn Giáo dục địa phương có 8 chủ đề cơ bản: tự nhiên; phân hóa tự nhiên; Hà Tĩnh trong quá trình đấu tranh chống xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc; những câu chuyện kể về địa danh; phong tục truyền thống; những bài hát hay; vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên; vấn đề an toàn giao thông.

Em Nguyễn Thị Linh, lớp 6A, Trường THCS Tô Hiến Thành cho biết: “Em rất thích những giờ học Giáo dục địa phương, bởi kiến thức được học là những điều gần gũi với cuộc sống xung quanh mình. Hiểu biết hơn về nơi mình sinh sống, em càng thấy tự hào và quyết tâm học tập, rèn luyện tốt để góp phần xây dựng quê hương”.

Trang bị kiến thức, bồi đắp tình yêu về quê hương Hà Tĩnh cho học sinh

Việc đưa nội dung tài liệu Giáo dục địa phương vào giảng dạy được giáo viên Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) thực hiện một cách linh hoạt.

Tương tự như lớp 6, tài liệu Giáo dục địa phương ở lớp 1 cũng có 8 chủ đề với thời lượng 35 tiết. Nội dung các chủ đề nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi như: cảnh quan quê hương; môi trường; một số món ăn đặc sản; các trò chơi dân gian; phong tục đón tết; hát ru; các câu chuyện về danh nhân văn hóa; các hoạt động tương thân tương ái, giúp bạn nghèo…

Theo đánh giá của các giáo viên, nội dung Giáo dục địa phương góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất của học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm...

“Việc đưa nội dung tài liệu địa phương vào giảng dạy được chúng tôi thực hiện một cách linh hoạt trong tình hình dịch bệnh. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khai thác thêm các tư liệu trên mạng Internet để minh chứng thêm cho nội dung bài học, các hoạt động như: trò chơi dân gian, hát ru hay kể các câu chuyện về danh nhân được chúng tôi lồng ghép xen giữa những giờ Toán, Tiếng Việt, tạo nên bầu không khí hào hứng cho học sinh trong học tập”, cô Trần Thị Kiều Liên - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (Hương Sơn) cho hay.

Trang bị kiến thức, bồi đắp tình yêu về quê hương Hà Tĩnh cho học sinh

Nội dung các chủ đề môn Giáo dục địa phương ở lớp 1 nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.

Hơn 1 học kỳ trôi qua kể từ khi tài liệu Giáo dục địa phương chính thức bước vào chương trình chính khóa đã được giáo viên, học sinh các trường đón nhận một cách tích cực.

Theo phản hồi của giáo viên, học sinh tiểu học, THCS, tài liệu Giáo dục địa phương hiện hành ngoài việc bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT, hệ thống đầy đủ kiến thức địa phương của Hà Tĩnh, còn góp phần làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến từng lĩnh vực của 3 bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong tổng thể quá trình phát triển của vùng miền và đất nước.

Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh hầu như không có cơ hội trải nghiệm thực tế, nhưng với những nội dung trong các chủ đề và việc khai thác thêm các tài liệu qua ứng dụng công nghệ thông tin, Giáo dục địa phương đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tiến hành soạn thảo và xuất bản tài liệu Giáo dục địa phương để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.

Với sự nỗ lực của ngành, sự quan tâm của tỉnh, từ giữa học kỳ I, giáo dục địa phương đã xuất hiện trong chương trình dạy học chính khóa của lớp 1 và lớp 6. Hà Tĩnh cũng là một trong những tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ hoàn thành sớm việc biên soạn tài liệu địa phương để đưa vào chương trình giảng dạy.

Ông Trần Hậu Tú - Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD&ĐT

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.