Triển khai ứng phó với bão CONSON và mưa lớn ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị, địa phương thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm

Nhằm chủ động ứng phó với bão CONSON và mưa lớn trên địa bàn, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện gửi chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Trưởng các Tiểu ban Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Hà Tĩnh.

Triển khai ứng phó với bão CONSON và mưa lớn ở Hà Tĩnh

Trước mắt, các đơn vị, địa phương cần thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hồi 13 giờ ngày 7/9, bão CONSON đang hoạt động trên khu vực miền trung Philipin; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km.

Thực hiện Công điện số 10/CĐ-TWPCTT hồi 15 giờ ngày 7/9/2021 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản 5832/UBND-NL1 ngày 6/9/2021 về việc chủ động ứng phó thiên tai, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo về bão; thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện và cho người trên các tàu thuyền vận tải, tàu thuyền đánh cá vãng lai.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xẩy ra; kiểm tra hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân trên lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển và đất liền, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công, triển khai phương án bảo vệ các công trình đê điều, hồ đập đang thi công dang dở.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu. Tăng cường kiểm tra các công trình tiêu, thoát lũ, nhất là các cống tiêu lớn như: Đò Điệm, Đồng Huề, Trung Lương, Đức Xá, Vọc Sim, Tây Yên, Hoàng Hà, Đò Bang, Vạn Hạnh để chủ động tiêu thoát nước chống ngập úng, nhất là đối với diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch và các khu công nghiệp, dân cư.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.