Từ 8h sáng mai (24/9), Hồ Bộc Nguyên bắt đầu xả tràn

(Baohatinh.vn) - Lưu lượng xả qua tràn hồ Bộc Nguyên (Hà Tĩnh) dự tính sẽ ở mức 10 - 50 m3/s và thời điểm kết thúc sẽ căn cứ vào diễn biến thời tiết trong những ngày tới.

Theo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, đến 7h ngày 22/9, mực nước hồ Bộc Nguyên ở cao trình 19,78 m, đạt 98,9% mực nước dâng thiết kế (20 m).

Căn cứ vào quy trình vận hành hồ chứa nước Bộc Nguyên tại Quyết định số 3153/QĐ- UBND ngày 23/9/2019 của UBND tỉnh, mực nước hồ hiện đang cao hơn mực nước được phép duy trì trong thời kỳ mùa lũ (1/9- 30/9) là 1,78 m.

Từ 8h sáng mai (24/9), Hồ Bộc Nguyên bắt đầu xả tràn

Đến 7h ngày 22/9, mực nước hồ Bộc Nguyên ở cao trình 19,78 m, đạt 98,9% mực nước dâng thiết kế (20 m).

Trong khi đó, theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn Hà Tĩnh, từ ngày 24- 27/9, khu vực Hà Tĩnh tiếp tục xảy ra mưa rải rác, mưa vừa đến mưa to.

Theo đó, để đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước Bộc Nguyên, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh chủ động xả tràn từ 8h sáng ngày 24/9.

Lưu lượng xả qua tràn là 10 m3/s- 50 m3/s, thời điểm kết thúc sẽ căn cứ vào diễn biến của thời tiết và mực nước hồ.

Công ty cũng đã phát thông báo đến các vùng hạ du, đồng thời đề nghị UBND huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà, TP Hà Tĩnh chủ động phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.