Giữ an toàn các đại thủy nông để phát huy khả năng “cắt” lũ ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là địa phương có khá nhiều công trình hồ chứa lớn nên việc chủ động vận hành, đảm bảo an toàn tính mạng người dân và các công trình hạ tầng KT-XH vùng hạ du được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Giữ an toàn các đại thủy nông để phát huy khả năng “cắt” lũ ở Hà Tĩnh

Việc điều tiết xả lũ hồ Kẻ Gỗ trong mùa mưa bão có vai trò rất quan trọng, vừa phải đảm bảo an toàn công trình vừa không gây ngập nặng cho vùng hạ du.

Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có số lượng hồ chứa nhiều nhất cả nước với khoảng 350 hồ, trong đó có 45 hồ dung tích trên 3 triệu m3 và được phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn.

Hồ chứa nước Kẻ Gỗ có dung tích lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh (sau hồ Ngàn Trươi) với 345 triệu m3 nước. Vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ là các khu dân cư tập trung hàng chục nghìn hộ dân và các công trình hạ tầng KT-XH quan trọng của huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh. Trong mùa mưa bão, việc tính toán thời điểm, lưu lượng xả lũ để đảm bảo an toàn đập cũng như vùng hạ du là vấn đề hết sức quan trọng.

Theo số liệu của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh (đơn vị quản lý, khai thác hồ Kẻ Gỗ), trận mưa lũ tháng 10/2010, mực nước tại thời điểm cao nhất trong quá trình xả lũ +32.44m, tương đương 343 triệu m3; tổng lượng xả 178 triệu m3; lưu lượng xả lớn nhất 582 m3/s. Ghi nhận tại thời điểm xả lũ, mực nước đạt cao nhất ở vùng hạ du: tại cầu Ngàn Mọ (Cẩm Xuyên) là +7.32m; tại Cầu Nủi, Cầu Phủ (TP Hà Tĩnh) là +3.3m; tại Cầu Đò Hà là +2.87m…

Ông Đặng Hòa Bình, Trưởng phòng Quản lý – Kỹ thuật Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết, hằng năm, vào thời điểm trước mùa mưa lũ, đơn vị đã thành lập hội đồng kỹ thuật tiến hành kiểm tra đánh giá chung về ổn định công trình, đầu mối, kênh mương, đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa khắc phục các hư hỏng tồn tại nhằm đảm bảo an toàn công trình, bổ sung vào phương án phòng, chống thiên tai.

Giữ an toàn các đại thủy nông để phát huy khả năng “cắt” lũ ở Hà Tĩnh

Trận mưa lũ tháng 10/2016, hồ Kẻ Gỗ phải xả với lưu lượng 45m3/s (ảnh tư liệu),

Theo ông Bình, thực tiễn các đợt mưa lũ lớn năm 2010, 2016 cho thấy, quá trình điều tiết lũ đạt hiệu quả tốt nhất phụ thuộc vào các yếu tố công tác dự báo, tình hình ngập lụt ở hạ du, biên độ thủy triều... Việc cập nhật thông tin xả lũ với các địa phương vùng hạ du phải kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, tại đầu mối hồ chứa nước Kẻ Gỗ, công ty đã xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết, phân công cán bộ thường trực 24/24h để kiểm tra, quan trắc theo dõi mọi diễn biến của cụm công trình đầu mối, khu vực lòng hồ và vùng phụ cận.

Mặc dù nắng hạn kéo dài nhưng đến thời điểm này, mực nước hồ tại công trình đầu mối Hồ chứa nước Ngàn Trươi thuộc Dự án Thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang vẫn đang đạt cao trình +39m, tương đương khoảng 350 triệu m3 nước.

Trước mùa mưa lũ năm nay, Ban quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (đơn vị quản lý, khai thác công trình đầu mối Hồ chứa nước Ngàn Trươi) đã tập trung kiểm tra an toàn hồ chứa, các hạng mục công trình gắn với vận hành, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Giữ an toàn các đại thủy nông để phát huy khả năng “cắt” lũ ở Hà Tĩnh

Nhờ làm tốt công tác quan trắc, dự báo mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, mùa lũ năm 2019, hồ chứa nước Ngàn Trươi đã thực hiện tốt chức năng điều tiết phân lũ cho vùng hạ du.

Ông Văn Thắng - Phó Trưởng Ban quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 cho biết, đỉnh lũ 2019, hồ Ngàn Trươi đã tích nước đạt +49,6m (tương đương dung tích chứa 677 triệu m3) đảm bảo cắt, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Do nắng hạn kéo dài và xả nước phục vụ tưới sản xuất, đến nay, mực nước đã hạ xuống +39m.

Để đảm bảo an toàn công trình trong mùa lũ cũng như phục vụ công tác thủy lợi, trong điều kiện thời tiết bình thường, đơn vị thực hiện quan trắc, dự báo mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy, qua cống lấy nước đầu kênh ít nhất 4 lần/ngày, vào các thời điểm 1h, 7h, 13h, 19h. Khi dự báo có mưa, lũ hoặc xuất hiện lũ, chủ hồ phải cung cấp ngay bản tin dự báo kèm theo số liệu quan trắc, tính toán cho Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh.

Giữ an toàn các đại thủy nông để phát huy khả năng “cắt” lũ ở Hà Tĩnh

Mưa lớn trong nhiều ngày kết hợp xả tràn Nhà máy Thủy điện Hố Hô khiến các tuyến giao thông tại 6 xã của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập sâu. (ảnh tư liệu tháng 9/2019),

Theo ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, khi các công trình hồ chứa xả lũ, để đảm bảo an toàn vùng hạ du thì sự phối hợp giữa đơn vị quản lý công trình hồ, đập với chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Việc thông báo, dự báo thời gian, lưu lượng xả lũ phải chủ động và đảm bảo chính xác để chính quyền và người dân có phương án di dời tài sản, con người đảm bảo an toàn tối đa. Cùng đó là tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong Nhân dân về bản đồ ngập lụt để người dân chủ động thiết kế, xây dựng các công trình vượt lũ...

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.