Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, Hà Tĩnh đã có đầu tư lớn, bàn bản các công trình thủy lợi, qua đó đã phục vụ khá tốt cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Thực hiện chương trình làm việc với một số địa phương về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập của Ủy ban KHCN và Môi trường – Quốc Hội, sáng 3/7, Phó Chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tế và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cùng đi và làm việc với đoàn.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, Hà Tĩnh hiện có 910 công trình thủy lợi, trong đó có 351 hồ chứa nước thủy lợi (324 hồ có dung tích từ 50.000 m3 trở lên) với tổng dung tích gần 1,6 tỷ m3 nước; 90 đập dâng, 457 trạm bơm, 12 cống ngăn mặn giữ ngọt lớn. Hàng năm, các hệ thống thủy lợi đã cấp nước phục vụ sản xuất cho trên 99.300 ha đất trồng lúa, 14.394 ha diện tích trồng màu, 2.768 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; cấp nước phục vụ cho sinh hoạt (83.620 m3/ngày.đêm), công nghiệp, dịch vụ, các ngành kinh tế khác, cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái.

Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

Phó Chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển (thứ 3 từ phải sang)...

Toàn tỉnh có 36 hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung (trong đó có 24 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và 12 công trình cấp nước sinh hoạt đô thị) với tổng công suất thiết kế 105.820m3/ngày, công suất khai thác thực tế là 83.620 m3/ngày, cấp nước cho 542.270 người sử dụng (chiếm 42,1%); có hơn 212.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ (giếng khoan, giếng đào, lu chứa nước..). Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt Quy chuẩn Quốc gia là 50,2%.

Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

... cùng đoàn công tác đi kiểm tra thực tế hệ thống kênh Linh Cảm.

Hà Tĩnh có 32 tuyến đê, với chiều dài 317,6 km. Cùng với đó có 2 hồ chứa nước thủy điện (Hố Hô và Hương Sơn) với công suất 47MW; hiện đang đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Ngàn Trươi, có công suất 19,8MW.

Trong những năm qua, công tác quản lý, khai thác tài nguyên nước tại Hà Tĩnh được quan tâm, có sự phối kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhiều chủ thể quản lý, các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và công tác phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra đang còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

Trước mùa mưa lũ năm 2020, Hà Tĩnh có 90 công trình xuống cấp (có 57 công trình xuống cấp nghiêm trọng). Hiện, tỉnh đang triển khai thực hiện dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), gồm đầu tư nâng cấp 25 hồ chứa, với tổng kinh phí 484 tỷ đồng và đang triển khai thi công, sửa chữa nâng cấp là 3 hồ chứa thuộc dự án Phát triển cơ sở hạ tầng vùng ngập lụt Hà Tĩnh do Quỹ Ả Rập xê út tài trợ.

Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

Đoàn nghe báo cáo về hệ thống kênh Ngàn Trươi - Cẩm Trang (huyện Vũ Quang)...

Theo đánh giá, chất lượng nguồn nước tại các sông, suối kênh rạch, các hồ đập và nước ngầm trên địa bàn Hà Tĩnh không bị ô nhiễm kim loại, Coliform, Florua, dầu mỡ, Photphat, Nitrat... ngoại trừ một số vị trí bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, Amoni, Sắt, pH. Tuy nhiên, tại một số vùng gần bãi rác đã có dấu hiệu ô nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit, Sắt, Mangan, Clorua, độ cứng, Florua, Coliform, COD...

Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

Sau khi kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Khắc Hiển cho rằng, Hà Tĩnh có vị trí địa lý đặc biệt, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Là địa phương có nền sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng nên cùng với phát triển công nghiệp, du lịch thì an ninh nguồn nước tại Hà Tĩnh là hết sức cần thiết.

Cùng với những chính sách của Trung ương, thời gian qua, Hà Tĩnh đã có đầu tư lớn, bài bản các công trình thủy lợi, có nhiều ý tưởng thiết kế đột phá, qua đó đã phục vụ khá tốt cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Hà Tĩnh cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn

Phó Chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển: Hà Tĩnh đã có đầu tư lớn, bàn bản các công trình thủy lợi, có nhiều ý tưởng thiết kế đột phá.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, nhiều công trình thủy lợi ở Hà Tĩnh đã xuống cấp nghiêm trọng cần được quan tâm duy tu, bảo dưỡng; mặc dù có trữ lượng nước mặt lớn nhưng phân bố không đều giữa các vùng dẫn đến tình trạng thừa nước về mùa mưa và thiếu nước, hạn hán trong mùa khô.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Tĩnh phải sớm xây dựng quy hoạch tổng thể, chi tiết về thủy lợi, an toàn hồ đập, an ninh nguồn nước cho từng giai đoạn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ quản lý nguồn nước, xây dựng công trình thủy lợi và đặc biệt trong công tác cảnh báo, dự báo.

Bên cạnh đó, địa phương cũng cần xử lý ngay các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn; quan tâm phát triển hệ thống đường dẫn thủy lợi, xử lý các vấn đề ngập lụt, tiêu lũ; thực hiện phân cấp quản lý, điều phối, quy trình vận hành công trình thủy lợi; thực hiện nghiêm Luật Thủy lợi…

Về những ý kiến, kiến nghị của địa phương, đoàn sẽ xem xét và tổng hợp, báo cáo lên Quốc hội để sớm có giải pháp hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn.

Tính đến ngày 2/7/2020, dung tích các hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh phổ biến đạt từ 40-67% so với dung tích thiết kế và đạt từ 120-200% so với cùng kỳ năm 2019.

Vụ Hè Thu năm 2020, Hà Tĩnh đã gieo cấy được 44.413/44.514 ha lúa đạt 99,8% kế hoạch. Tính đến ngày 2/7/2020, toàn tỉnh có 185 ha lúa và khoảng 345 ha chè, 1.685 ha cây ăn quả bị hạn.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.