Vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp

(Baohatinh.vn) - Tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn diễn biến khá phức tạp. Siết chặt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt bảo vệ rừng (BVR) tại gốc là nhiệm vụ cấp thiết đối với các lực lượng chức năng.

Vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn tổ chức kiểm đếm số gỗ thu giữ.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, 8 tháng đầu năm 2018, các lực lượng chức năng tỉnh (nòng cốt là lực lượng kiểm lâm) đã phát hiện và xử lý 181 vụ vi phạm lâm luật. Trong đó, tạm giữ và tịch thu 257,562 m3 gỗ, 88 kg lâm sản khác; 86,7 kg động vật rừng; 28 phương tiện; nộp ngân sách 970.752.000 đồng.

Hương Khê, Hương Sơn là những địa phương có số vụ được phát hiện và xử lý nhiều nhất trong tỉnh, lần lượt là 65 và 46 vụ vi phạm...

Trong 181 vụ vi phạm lâm luật trên, lực lượng kiểm lâm phát hiện, xử lý chiếm tỷ lệ 86,7%; do đơn vị chủ rừng phát hiện chuyển kiểm lâm xử lý chiếm 5,5%; do cơ quan chức năng khác (Công an, Quân đội, Biên phòng…) phát hiện chuyển kiểm lâm xử lý chiếm 7,8%.

Nhìn từ những con số trên có thể thấy, tình trạng vi phạm lâm luật xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Đáng ngại hơn, phần lớn số vụ vi phạm lại do lực lượng kiểm lâm phát hiện chứ không phải đơn vị chủ rừng! Điều này cho thấy, công tác BVR tại gốc đã không được phát huy, hay nói đúng hơn, công tác BVR tại gốc đang có vấn đề.

Vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp

Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh qua kiểm tra công tác BVR tại gốc đã phát hiện gỗ bị chặt trái phép tại Tiểu khu 361, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh.

Tình trạng chặt cây, xẻ phát, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn thường xảy ra. Điển hình nhất của tình trạng này là tại một số Tiểu khu thuộc lâm phần do Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ (RPH) Ngàn Sâu, BQL RPH Sông Tiêm (huyện Hương Khê), BQL KBTTN Kẻ Gỗ (huyện Kỳ Anh)...

Chỉ trong tháng 7 năm 2018, Hạt Kiểm lâm Hương Khê phối hợp với Đội Kiểm lâm Cơ động & PCCCR và UBND xã Lộc Yên (Hương Khê) tổ chức kiểm tra rừng tại gốc tại khoảnh 4 Tiểu khu 227, lâm phần do BQL RPH Sông Ngàn Sâu quản lý, phát hiện 7 gốc chặt tại khoảnh 4, toàn bộ thân đã bị lấy khỏi hiện trường.

Chưa hết, gần đây, lực lượng kiểm lâm còn liên tiếp phát hiện một số vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép số lượng lớn gỗ lậu trên địa bàn huyện Hương Khê; khai thác rừng trái phép tại Tiểu khu 361 và 366, thuộc xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh,) - thuộc lâm phần do BQL KBTTN Kẻ Gỗ quản lý; xẻ phát, lấn chiếm đất rừng tại Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh...

Vận chuyển lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp

Một trong những cây gỗ bị lâm tặc đón hạ chỉ còn gốc tại Tiểu khu 366, thuộc lâm phần BQL KBTTN Kẻ Gỗ quản lý.

Cùng với những khó khăn trong hoạt động quản lý, BVR, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trong những tháng đầu năm nay cũng rất đáng để bàn. Nếu năm 2017, toàn tỉnh chỉ để ra 2 vụ cháy rừng, thì 8 tháng đầu năm 2018, số vụ cháy rừng đã là 10 vụ. Đặc biệt, chỉ trong tháng 7, toàn tỉnh đã xẩy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hàng chục ha rừng...

Nguyên nhân của tình trạng trên ngoài lý do nhiều rừng, ít người, thiếu kinh phí, thiếu phương tiện... thì công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ này còn rất nhiều bất cập. Việc phối hợp trong công tác quản lý, BVR, PCCCR giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền cơ sở và chủ rừng còn mang nặng tính hành chính, hình thức, khó phát huy được hiệu quả.

Rõ nhất là khi xẩy ra cháy rừng, phối hợp BVR..., lực lượng kiểm lâm không đủ người, muốn huy động lực lượng phải cần đến sự điều động của chính quyền địa phương. Lực lượng nhiều, ít, nhanh, chậm... đều phụ thuộc vào ý chí, vào sự linh động... của chính quyền địa phương và ý muốn của người dân... Hơn nữa, trong thực tế, việc trích kinh phí cho công tác BVR, PCCCR tại địa phương lại gần như hoàn toàn do đơn vị chủ rừng bỏ ra. Bao nhiêu kinh phí có thể “kiểm đếm” nhưng thường là rất hạn chế vì lấy tiền đâu?

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.