Phòng chống cháy rừng ở Hương Khê: Phòng là chính

(Baohatinh.vn) - Hương Khê là địa bàn có diện tích rừng lớn nhất Hà Tĩnh, với hơn 100 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69.000ha, còn lại là rừng trồng. Trong những ngày nắng nóng này, Hạt Kiểm lâm Hương khê đang tăng cường chỉ đạo các địa phương, nhất là những địa bàn trọng điểm, thực hiện tốt các biện pháp PCCCR.

Phòng chống cháy rừng ở Hương Khê: Phòng là chính

Hạt Kiểm lâm Hương Khê phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã Lộc Yên, chủ rừng lên phương án bảo vệ PCCCR trong mùa nắng nóng...

Lộc Yên là xã có diện tích rừng lớn của Hương Khê, với gần 10 nghìn ha, trong đó có 2,2 nghìn ha rừng trồng và rừng sản xuất. Để làm tốt công tác PCCCR, ngay từ đầu năm Hạt Kiểm lâm huyện cùng với chính quyền xã thường xuyên cử cán bộ xuống tận địa bàn hướng dẫn, tuyên truyền, ký cam kết tới tận các hộ gia đình, khuyến cáo nhân dân về nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Phòng chống cháy rừng ở Hương Khê: Phòng là chính

... và cùng với chủ rừng phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa

Ông Nguyễn Văn Thắng, cán bộ lâm nghiệp xã Lộc Yên cho biết: “Hàng năm, nhất là vào đầu mùa nắng nóng, Hạt Kiểm lâm cũng như BQL Rừng phòng hộ Ngàn Sâu phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền về công tác bảo vệ và PCCCR, cũng như lợi ích về rừng. Do đó các chủ rừng cũng như người dân luôn ý thức được việc bảo vệ, không chặt phá rừng, khi phát hiện sự cố đều báo cáo với chính quyên địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời”.

Ông Lê Đức Thân, thôn Yên Bình, xã Lộc Yên, một chủ rừng cho biết: “Gia đình đã đầu tư trồng 20 ha keo, đến nay được 4 năm tuổi. Chúng tôi luôn ý thức được nếu để xảy ra cháy rừng thì thiệt hại vô cùng to lớn, do đó việc bảo vệ và PCCCR luôn được coi trọng. Bước vào mùa nắng nóng, chúng tôi đã thuê người phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, canh gác thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện và không để cháy rừng xảy ra".

Phòng chống cháy rừng ở Hương Khê: Phòng là chính

Thực bì một trong những tác nhân dẫn đến cháy rừng vào mùa nắng nóng, nếu như không được phát dọn thường xuyên

Năm nay, các địa phương ở Hương Khê đã chủ động triển khai công tác PCCCR từ rất sớm. Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu UBND huyện xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; chỉ đạo các trạm kiểm lâm địa bàn tham mưu UBND các xã về xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR cho từng địa phương. Huyện cũng đã thành lập 29 ban chỉ huy PCCCR, tổ chức ký cam kết cho 10 thôn và 670 hộ gia đình sống gần rừng.

Ông Nguyễn Viết Lưu, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Hương khê cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn, phối hợp các chủ rừng, UBND các xã tổ chức công tác bảo vệ PCCCR. Hạt Kiểm lâm cũng đã in ấn 50 băng đĩa để phát cho các xã tuyên truyền công tác bảo vệ và PCCCR trên hệ thống loa phát thanh hàng ngày; tu sửa và làm mới 6km đường băng cản lửa, 12 bảng tường tuyên truyền và cảnh báo cháy rừng, 5 chòi canh gác, 40 hồ chứa nước".

Phòng chống cháy rừng ở Hương Khê: Phòng là chính

Phát dọn đường băng cản lửa tại Tiểu khu 210 xã Lộc yên

Với sự nỗ lực của các cấp ngành, chính quyền địa phương, năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn huyện Hương Khê không để xảy ra cháy rừng.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),