Hà Tĩnh có thêm 11 công trình được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Việc được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh là cơ sở để các địa phương Hà Tĩnh tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

Hà Tĩnh có thêm 11 công trình được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh

Di tích Bia Quan Thượng (xã Thạch Khê, Thạch Hà) - công trình được xếp hạng di tích cấp tỉnh đợt này, vừa được chính quyền địa phương trùng tu, tôn tạo với số tiền 2 tỷ đồng bằng nguồn xã hội hóa.

Nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, căn cứ đề xuất của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh về xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2023, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2819/QĐ-UBND ngày 1/11/2023 công nhận 11 công trình là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và bổ sung 1 hạng mục của công trình đã được xếp hạng cấp tỉnh trước đó.

Theo đó, 11 công trình được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh đợt này, Thạch Hà và Nghi Xuân, mỗi đơn vị có 2 di tích; các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Lộc Hà, Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh và Hương Khê, mỗi địa phương có 1 di tích. Ngoài ra, Thạch Hà có một công trình đã được xếp hạng cấp tỉnh trước đó, nay bổ sung thêm hạng mục và đổi tên di tích. Đó là Nhà thờ Nguyễn Hiền nay đổi tên là Mộ và Nhà thờ Nguyễn Hiền (xã Thạch Kênh, Thạch Hà).

Hà Tĩnh có thêm 11 công trình được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh

Nhà thờ họ Hà - An Mỹ (thị trấn Tiên Điền) - một trong 2 công trình của huyện Nghi Xuân được xếp hạng di tích cấp tỉnh đợt này.

Việc được xếp hạng sẽ là cơ sở để chính quyền và Nhân dân các địa phương tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các di tích trong đời sống.

Lũy kế đến nay, Hà Tĩnh có tổng số 649 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 88 di tích cấp quốc gia và 561 di tích cấp tỉnh.

Danh sách 11 công trình vừa được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh:

- Nhà thờ Hoàng Tá Tương ( xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên)

- Nhà thờ Nguyễn Văn Hào (xã Tùng Lộc, Can Lộc)

- Nhà thờ Phan Đình Vượng (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ)

- Văn Miếu Kỳ Anh (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh)

- Nhà thờ Phan Văn Nguyên (xã Thạch Châu, Lộc Hà)

- Nhà thờ họ Hà - An Mỹ (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân)

- Đền Thành hoàng làng Đông (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân)

- Nhà thờ Lê Đình Túy (xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà)

- Bia Quan Thượng (xã Thạch Khê, Thạch Hà)

- Nhà thờ Lê Danh Linh (xã Phú Phong, Hương Khê)

- Đền Bình Lãng (phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh)

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Truyền thống cách mạng đã tiếp thêm động lực cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Mực nhảy Vũng Áng "cháy hàng" dịp lễ 2/9

Mực nhảy Vũng Áng "cháy hàng" dịp lễ 2/9

Dịp lễ 2/9 năm nay, các nhà bè mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn trong tình trạng “cháy hàng", không đủ cung ứng cho khách dù giá tăng so với trước.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.