Truyện Kiều - một phần của đời sống người dân Việt

(Baohatinh.vn) - Luân chuyển liên tục trong các bối cảnh văn hóa, biểu đạt đa dạng bởi các chủ thể văn hóa, nghĩa của Truyện Kiều không ngừng được đắp bồi, sức sống của Truyện Kiều không ngừng tăng lên. Có thể nói, Truyện Kiều đã trở thành một phần của đời sống người dân Việt.

Văn hóa cao cấp trong đời sống văn hóa hằng ngày

Với Truyện Kiều, chúng ta chứng kiến một hành trình đặc biệt: tác phẩm đi từ không gian hẹp của đời sống văn hóa cao cấp (thi phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, thi nhân tiêu biểu quốc gia, quan lại triều đình, nhà văn hóa tầm quốc tế) đến một không gian rộng hơn của đời sống văn hóa bình dân (đông đảo người dân lao động, những người không được học hành, thậm chí không biết chữ).

Truyện Kiều - một phần của đời sống người dân Việt

Hát xẩm Kiều của CLB dân ca “Góc phố” TP Hà Tĩnh.

Các hoạt động của đời sống văn hóa cao cấp gồm: sáng tác thơ Nôm (dùng vỏ chữ Hán cấu tạo theo các quy luật và ngẫu hứng để ghi âm Nôm), trau chuốt ngôn ngữ một cách kỳ khu, khắc in tác phẩm Truyện Kiều, các hoạt động bình luận Truyện Kiều của các văn nhân. Trong khi đó, các thực hành văn hóa hằng ngày thì học thuộc lòng Truyện Kiều (dù không biết mặt chữ), ru con, lẩy thơ, bói toán. Với bản Nôm của truyện thơ dài 3.254 câu, người bình thường biết một ít chữ hoặc người bình dân không biết chữ đều muốn dự phần hiểu biết khi thuộc/hiểu nó.

Hiện tượng này đã đi vào những câu ca dao chỉ độ che phủ của Truyện Kiều tới đời sống văn hóa hằng ngày như: “Làm trai biết đánh tổ tôm/ Uống trà mạn hảo, xem nôm Thúy Kiều”...

Không chỉ được ngâm nga lúc thanh nhàn, Truyện Kiều còn trở thành một chủ đề sống động và hấp dẫn đối với các chiến sĩ trong bom đạn Trường Sơn. Trong hành trang của các chiến sĩ có nhiều loại bản Kiều, và việc “đố”, “lẩy”, “tập” Kiều giữa các trận đánh ác liệt đã mang lại một nguồn cảm hứng sống, một an ủi tinh thần lớn lao.

Truyện Kiều - một phần của đời sống người dân Việt

Một tiết mục dân ca ví, giặm dựa trên trích đoạn Kiều của CLB Dân ca ví, giặm Xuân Giang - Nghi Xuân.

Như vậy, có thể nói, Truyện Kiều là một bản lề giữa văn hóa cao cấp và văn hóa bình dân Việt Nam suốt mấy trăm năm qua và nói như nhà nghiên cứu La Khắc Hòa, “hai trăm năm nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói riêng”.

Tái tạo để phổ dụng

Nhà nghiên cứu John Storey, Đại học Sunderland (Vương Quốc Anh) nói về văn hóa phổ dụng: thứ nhất, chủ thể của nó là đông đảo người dân; thứ hai, nhịp điệu của nó là nhịp điệu của đời sống đích thực đang diễn ra; thứ ba, trạng thái của nó là sự hòa trộn giữa văn hóa cao cấp và văn hóa bình dân.

Khác với vòng đời của những tác phẩm kinh điển nổi tiếng trên thế giới, việc tái sáng tạo ở vòng đời sau sáng tác của Truyện Kiều không chỉ dừng lại ở việc khuấy động lên các tranh biện học thuật và tư tưởng mà còn trực tiếp đi vào các sinh hoạt xã hội và diễn ngôn chính trị. Hiếm có một tác phẩm văn học nào thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp xã hội và những nhân vật chính trị hàng đầu như Truyện Kiều.

Trong hoạt động xã hội, việc tập/lẩy Kiều được diễn ra trong một phạm vi rộng lớn: từ nhận xét mỉa mai bằng việc ngắt lại câu thơ để đổi ý thơ (Khen cho con mắt tinh đời) đến việc sử dụng vế, đoạn, câu Kiều trong dân ca đối đáp (Anh xa em như bến xa thuyền/ Như Thúy Kiều xa Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi), tái hiện câu chữ và hình ảnh trong sáng tác thơ hiện đại (Tố Hữu, Chế Lan Viên) cho đến việc tái tạo ra một văn bản mới (trường hợp như 20 bài tập Kiều của Lý Văn Phức hay Truyện Kiều rút gọn của Hà Mai Khôi, Tập Kiều thơ Hán cổ do Nguyễn Tiến Đoàn sưu tầm).

Truyện Kiều - một phần của đời sống người dân Việt

Một tiết mục trò Kiều của CLB Trò Kiều xã Xuân Liên.

Việc tập/lẩy Kiều trong các hoạt động lời nói và sáng tác nghệ thuật, nói như Phan Công Khanh, là “một kiểu giao tiếp đặc biệt”, “một cách tái sinh văn chương Truyện Kiều trong đời sống”.

Trong các diễn ngôn chính trị, nhiều lãnh đạo cao cấp đã sử dụng các câu Kiều trong phát biểu của mình. Tại cuộc gặp kiều bào ta ở Pháp nhân tham dự hội nghị Fontainebleau, khi chia tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn bằng một câu Kiều: “Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần sử dụng các câu Kiều trong phát biểu của mình như trong phát biểu về công tác nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 24/3/2020 (Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài). Trong các cuộc gặp chính thức với lãnh đạo cao cấp Việt Nam, các tổng thống, phó tổng thống Hoa Kỳ đều lẩy Kiều để “thay lời muốn nói” về quan hệ bang giao hai nước mà báo chí đã nhắc đến rất nhiều.

Việc nhìn nhận các thực hành văn hóa đa chủ thể trong nhiều bối cảnh đa dạng cho thấy rõ một thực tế là trong hơn 200 năm qua, Truyện Kiều đã không ngừng được tái tạo để trở thành một hiện tượng văn hóa phổ dụng. Sự hòa trộn của việc thưởng ngoạn một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao và sự đơn giản của các loại thực hành văn hóa thường ngày đã khiến Truyện Kiều mang thêm sức sống mới và gần gũi hơn với đời sống hằng ngày.

Đa dạng hóa sản phẩm để đến với đại chúng

Nhằm thỏa mãn thị hiếu đa dạng của đông đảo người dân, Truyện Kiều còn bước lên sân khấu, từ chèo, cải lương đến kịch nói hoặc điện ảnh. Các vở chèo “Dòng lệ Tố Như”, “Tú Bà đánh ghen”; các vở cải lương “Kiều - Hoạn Thư”, “Thúy Kiều”; vở kịch thơ “Kiệu Hoa”, vở kịch thể nghiệm “Nguyễn Du - Kiều”; các tác phẩm âm nhạc, bộ phim “Kim Vân Kiều” (1923)... là những thể nghiệm để đưa Nguyễn Du và Truyện Kiều đến với đại chúng trong những thập kỷ qua.

Bộ phim “Kim Vân Kiều” được người Pháp sản xuất năm 1923 cho thấy rõ xu hướng đại chúng hóa một tác phẩm văn học kinh điển bằng việc sử dụng công nghệ điện ảnh và sự vào cuộc của truyền thông. Xu hướng đại chúng hóa còn được thể hiện rõ hơn trong bộ phim cổ trang Kiều ngoại truyện được công chiếu trên web năm 2018 và thu hút được sự chú ý của nhiều cư dân mạng.

Trong năm 2020, vở ballet Kiều đã công diễn thu hút nhiều người xem và năm 2021, bộ phim “Kiều” đã ra mắt khán giả.

Truyện Kiều - một phần của đời sống người dân Việt

Một phân đoạn trong “Ballet Kiều”.

Bước ra khỏi đời sống văn bản, Truyện Kiều sống trong một đời sống văn hóa hết sức đa dạng và sinh động. Các thực hành văn hóa đa chủ thể đã đưa Truyện Kiều vào không gian văn hóa hằng ngày, biến nó thành văn hóa phổ dụng và làm cho nó trở thành văn hóa đại chúng. Bên cạnh những hoạt động phê bình, nghiên cứu khẳng định giá trị vượt thời gian của chỉnh thể tác phẩm, việc đưa nó vào các thực hành văn hóa cũng chính là cách để làm mới tác phẩm này.

Phân tích kỹ sự hiện diện của Truyện Kiều ở 3 bộ phận văn hóa nói đến trong bài viết này, ta có thêm một cách đọc mới mà từ đó, các vấn đề chính trị, xã hội đương thời, sự biến đổi văn hóa và sự thay đổi hệ hình nghiên cứu và tiếp nhận văn học sẽ được nhìn nhận sâu hơn.

Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!