Văn tự của mùa đông

(Baohatinh.vn) - Mùa đông năm nay đến sớm hơn mọi năm nhưng lòng người Hà Tĩnh đã kịp sửa soạn để đón chờ những “văn tự” mà mùa đông gửi đến. Vẫn là cảm giác se lạnh đầu mùa, là chút mênh mang, diệu vợi, vẫn là những ấp ủ như thể để gói lại mà kỳ thực là để mở ra, sưởi ấm đời sống…

Lời của gió đông

Không cần đúng hẹn, mùa đông năm nay đã vội vã trở về sau một đêm mưa. Gió mang theo hơi lạnh qua thềm, thổi thốc vào các ô cửa, thúc giục người ta phải vội vàng mở những ngăn tủ mùa đông, mở những ngăn cảm xúc để đón nhận những ngày giá rét… Gió đã vẽ vào không gian mùa đông một thứ văn tự kỳ lạ, vừa có sự khắc nghiệt lại vừa có sự dung dưỡng, vừa vô tình lại ắp đầy hữu ý…

Văn tự của mùa đông

Mùa đông năm nay đã vội vã trở về sau một đêm mưa. Ảnh Internet

Người Hà Tĩnh quê tôi vốn lạc quan. Đã quen với thiên tai, giặc giã tự ngàn xưa nên dẫu biết gió lạnh mùa đông sẽ mang theo bao nhiêu “thiên tai, địch họa” nhưng người người vẫn bình thản đón nhận. Thậm chí, người ta còn biết chinh phục, cải biến những khắc nghiệt ấy thành những giá trị vật chất và giá trị tinh thần trường tồn. Và, khi cơn gió mang từ trung tâm áp cao Siberia thổi vào nước ta qua “cánh cửa” Đông Bắc rồi lách mình qua bao địa hình sông núi để đến mảnh đất Hà Tĩnh với một dáng dấp đặc trưng thì bao nhiêu xúc cảm đã chạm khắc trong lòng người trước đó cũng được đánh thức.

Bởi thế, người quê tôi ca hát bốn mùa, làm thơ, viết văn và viết nhạc bốn mùa. Thậm chí, mùa đông chính là mùa ươm ủ của những cây bút để sửa soạn đón xuân, đón ngày khai bút đầu năm. Chính những ngọn gió đông đã thổi tới trường cảm xúc của họ những văn tự mà chỉ có tâm hồn đầy giao cảm của họ mới đọc được, để qua lăng kính thẩm mỹ cá nhân hình thành nên những tác phẩm văn học nghệ thuật độc đáo.

Văn tự của mùa đông

Dẫu mùa đông đến sớm nhưng người nông dân Hà Tĩnh vẫn chủ động gieo trồng vụ mùa.

Gió đông đâu chỉ mang tới văn tự cho người nghệ sỹ mà cả những người nông dân chân lấm tay bùn cũng có cách đọc văn tự mùa đông theo cách của riêng mình. Chẳng cần biết tháng ngày, khi nghe cái lạnh đã xe luồn vào cơn gió, những bác nông dân lại xắm nắm giở những gói hạt giống cất đặt từ vụ trước. Họ sẽ tự nhẩm đếm để gieo trồng sao cho tránh được sự ẩm ương, khắc nghiệt của thời tiết. Người trồng cây ăn quả cũng sẽ tính toán để phòng trừ sương muối.

Người chăn nuôi thì lo lắng trỉa ngô, cất rơm dự trữ thức ăn cho trâu bò… Dẫu mùa đông luôn mang đến nhiều bất lợi nhưng họ chưa bao giờ ta thán hay chối bỏ, trái lại vẫn kiên trì bám ruộng, bám vườn… Đó chính là văn tự rất riêng của tình quê mà những cơn gió mùa đông đã để lại trên khắp làng mạc, xóm thôn!

Văn tự của ký ức

Chắc hẳn, ký ức là thứ đầu tiên mở ra trong lòng người khi những ngọn gió đầu tiên của mùa đông thổi tới. Đó là thứ văn tự mà bất kỳ ai cũng có thể đọc được nó từ mùa đông. Trong cái lạnh đầu đông, nỗi nhớ cứ đầy lên vừa diệu vợi, vừa đằm sâu. Có thể là mùi trầu thơm phả ra từ người bà, là lọn mía đã ươm đầy heo may mà ông chăm chút, là sắc màu rực rỡ của chiếc áo mẹ đan, là hơi ấm từ bếp lửa mà cha cất công lên rừng đốn củi, là những chiếc bấc đèn dầu tự tay cha đan bện... Tất cả cứ nằm yên trong một trật tự nào đó của tạo hóa và sẵn sàng thức dậy khi gió đông hây hẩy qua lòng…

Văn tự của mùa đông

Trong giá lạnh mùa đông, ký ức của mỗi người sẽ dậy lên những mùi vị đã đóng đinh vào tâm khảm, trong đó ấm áp nhất có lẽ là mùi trầu thơm của bà. Ảnh Internet

Mùa đông năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài, hẳn là miền ký ức ấy lại càng dậy lên mạnh mẽ trong tâm tư những người con xa quê. Trong những chuyện trò thân tình, những người bạn xa quê của tôi vẫn kể, mỗi lần nghe đài báo gió mùa Đông Bắc là lại nhớ quê da diết, nhớ những ngày chân bám bùn non vượt làng đi học, nhớ những hạt ngô mỗi sáng mẹ rang cho ăn để đến trường nóng ran trong túi áo, nhớ mùi khoai nướng thơm nức giữa đồng buổi chăn trâu, cắt cỏ ngày đông… Chính những ký ức mùa đông nơi làng quê yêu dấu là đốm lửa hồng ấm áp, là điểm tựa để bạn có thể bám níu, vượt qua những thời khắc khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất trong cuộc sống.

Ai cũng có những miền ký ức đặc biệt của mình, mỗi thế hệ lại có những văn tự ký ức riêng về mùa đông. Tôi luôn thấy mình may mắn vì trong ngăn kéo ký ức của tôi có đủ đầy những hình ảnh ấm áp của mùa đông. Giờ đây, khi tất cả đã trở thành quá vãng, khi đời sống đã mang tôi xa những thân yêu đó thì ký ức chính là những chấm nhỏ định vị đưa tôi trở về, gần gũi hơn với người thân, để tôi luôn cảm thấy ấm áp, vững vàng giữa những ngày lạnh giá.

Lửa ấm

Không phải là giá rét, lạnh lẽo hay gợi cảm xúc đơn thuần mà có lẽ văn tự mà mùa đông gửi đi một cách rộng rãi nhất chính là lửa ấm. Lửa ấm được viết lên từ sự đồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ nhằm chiến đấu với dịch bệnh và khôi phục đời sống KT-XH trong tình hình mới; từ sự dậy lên khắp nơi của tình nghĩa đồng bào trong cơn hoạn nạn. Lửa ấm đã thoát khỏi hình hài của ngọn lửa đơn thuần để sống một đời sống khác, lớn lao hơn và chạm đến những giá trị văn hóa khác của đời sống.

Văn tự của mùa đông

Mùa đông ấm áp hơn khi các học sinh "mắc kẹt" tại các tỉnh miền Nam được trở về và đi học (Trong ảnh: Ngay khi trở lại trường, em Nguyễn Thị Thu Hà - lớp 12A6, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn đã được các giáo viên bộ môn quan tâm, hỗ trợ kiến thức).

Lửa ấm mùa đông năm nay thật đặc biệt khi nó được nhen nhóm trong những hoàn cảnh mới, với những tác động của dịch bệnh COVID-19. Người ta không chỉ đã chạm tới lửa ấm khi bắt đầu những chuyến thiện nguyện của mùa đông mà còn nhìn thấy ngọn lửa ấm áp của những người con xa xứ trở về khi quê hương và gia đình đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống an toàn cho họ. Lửa ấm cũng đã được nhóm lên trong tâm tình của những thai phụ đang cách ly chờ ngày sinh nở; trong nỗi háo hức đến trường của những học sinh “mắc kẹt” tại các tỉnh miền Nam vừa được trở về trong tình quê ấm áp…

Lửa ấm đã và sẽ tiếp tục được Đảng và Nhà nước thắp lên trong lòng Nhân dân bằng những chủ trương, chính sách nhân văn, được triển khai kịp thời; được đội ngũ y, bác sỹ thắp lên tại các bệnh viện, khu điều trị bệnh nhân COVID-19; được các lực lượng vũ trang truyền đi trong những đêm ngày dầm mưa dãi gió canh chốt, trong những bước tuần tra trên miền biên ải…

Văn tự của mùa đông

Lửa ấm mùa đông đã được thắp lên trong những ngôi nhà chống lũ vừa được xây lên bằng tình dân, nghĩa Đảng trên khắp xóm thôn.

Lửa ấm cũng được thắp lên trên những công trường, nhà máy, trên ruộng đồng, bờ bãi… khi người công nhân dồn sức chạy nước rút cho chặng cuối năm, khi người nông dân rộn ràng gieo trồng mùa vụ mới; trong những ngôi nhà chống lũ vừa được xây lên bằng tình dân, nghĩa Đảng trên khắp xóm thôn. Lửa ấm cũng đã trở về trong dạt dào nhựa chảy, trong những ươm ủ, sinh chuyển của cỏ cây, để mai đây, qua giá rét lại đâm chồi nảy lộc, chào đón mùa xuân, chào đón một chu kỳ sinh trưởng mới.

Mùa đông đến sớm khiến lòng người càng cảm nhận rõ hơn năng lượng ấm áp của những văn tự mà mùa đông gửi tới muôn loài. Với những xúc cảm đẹp đẽ, những tin yêu đã được nhen nhóm, tin rằng, người người, nhà nhà sẽ tiếp tục lan tỏa ngọn lửa ấm áp tới cộng đồng để thực hiện tốt “quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ, nhằm hướng tới cuộc sống an toàn, hạnh phúc.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.