Hà Tĩnh "hồi sinh" các điểm bưu điện văn hóa xã

(Baohatinh.vn) - Sau một thời gian sụt giảm doanh thu do sự phát triển mạnh của điện thoại di động và internet, ngành bưu điện Hà Tĩnh từng bước "hồi sinh" bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) bằng cách gắn kinh doanh đa dịch vụ với phục vụ hành chính công.

Hà Tĩnh “hồi sinh” các điểm bưu điện văn hóa xã

Ngoài dịch vụ bưu chính truyền thống, các điểm BĐVHX còn mở rộng kinh doanh đa dịch vụ, trong đó có cả hàng hóa tiêu dùng.

Năm 1998, BĐVHX ở Hà Tĩnh ra đời, từng được đánh giá là điểm sáng ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản về dịch vụ bưu chính viễn thông như chuyển phát thư, điện thoại công cộng, sách, báo… phụ vụ đông đảo người dân.

Tuy nhiên, do trình độ KH&CN phát triển, đặc biệt là sự phát triển về internet, điện thoại di động nên các nhu cầu dịch vụ bưu chính ngày càng giảm dẫn đến cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, nhiều điểm BĐVHX nằm trong tình trạng hoạt động cầm cự.

Ông Phan Long Giang - Trưởng phòng Tổ chức hành chính bưu điện tỉnh Hà Tĩnh cho hay, đỉnh điểm của khó khăn là khoảng những năm 2008 - 2010, nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi về việc có nên tiếp tục duy trì mô hình BĐVHX không khi vai trò đang dần mất đi.

Hà Tĩnh “hồi sinh” các điểm bưu điện văn hóa xã

Thậm chí cung cấp cả dịch vụ in ấn, photocopy.

Trong giai đoạn 2012 – 2015, Tổng Công ty bưu điện Việt Nam phát động chiến dịch đổi mới hoạt động tại BĐVHX toàn quốc, tại Hà Tĩnh, có 185/234 điểm được đầu tư, nâng cấp hạ tầng. Còn Bưu điện tỉnh rà soát, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh, phục vụ cho đội ngũ nhân viên BĐVHX. Không dừng lại ở đó, Hà Tĩnh mạnh dạn thí điểm 14 điểm BĐVHX đa dịch vụ.

Ngoài là điểm sinh hoạt cộng đồng, duy trì các dịch vụ bưu chính truyền thống (chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, đọc sách báo…), các BĐVHX còn mở rộng thêm nhiều dịch vụ như: Tài chính bưu chính (dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ); các dịch vụ công (hồ sơ bảo hiểm, hồ sơ cấp/đổi giấy phép lái xe, hộ chiếu, đăng ký xe, CMND, chi trả lương hưu; chi trả bảo trợ); phân phối truyền thống (hàng tiêu dùng, thiết bị công nghệ viễn thông, sim, thẻ, xuất bản phẩm) và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng...

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, chương trình bán hàng xuống các BĐVHX gặp nhiều thuận lợi, đặc biệt là chương trình “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Sau 1 năm thí điểm, tổng doanh số phát sinh của 14 điểm tăng từ 163 triệu đồng lên 363 triệu đồng/tháng - ông Giang nói.

Hà Tĩnh “hồi sinh” các điểm bưu điện văn hóa xã

Không khí tấp nập tại điểm bưu điện văn hóa xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc.

Đến thăm BĐVHX xã Mỹ Lộc (Can Lộc), chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi về cơ sở vật chất, cũng như không khí tấp nập của người dân đến mua hàng tiêu dùng và nghe tư vấn, chuyển, nhận tiền, photocopy... Chị Trần Thị Xoan - Trưởng ban BĐVHX Mỹ Lộc chia sẻ: "Sau khi chuyển đổi trở thành mô hình kinh doanh đa dịch vụ, doanh thu bưu điện Mỹ Lộc tăng lên rất nhiều, hiện tại trung bình ở mức 30 triệu đồng/tháng. Thu nhập của cán bộ chuyên trách cũng được tăng lên".

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Bưu điện Hà Tĩnh, phát huy lợi thế về vị trí của các điểm BĐVHX nằm ở khu vực trung tâm, giao thông thuận tiện, Bưu điện Hà Tĩnh đã triển khai đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ... từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của người dân khu vực nông thôn. Trước đây, doanh thu các BĐVHX thường ở mức 4 – 8 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên chỉ đạt 1,5 triệu đồng/tháng. Đến nay, doanh thu tăng lên mức trung bình 15 – 20 triệu đồng/tháng, có xã đạt trên 35 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân trên 3,3 triệu đồng/tháng.

"Hiện tại, chúng tôi đang thí điểm tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính các cấp qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm giảm chi phí xã hội, tăng cường công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ, điểm BĐVHX còn đóng góp lớn vào chương trình xây dựng NTM các địa phương" - bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết thêm.

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

[Motion Graphics] Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hà Tĩnh

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Trên quê hương “Làng đỏ” anh hùng

Truyền thống cách mạng đã tiếp thêm động lực cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.