Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về đại danh y.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bao gồm khu mộ và tượng đài tại thôn Hải Thượng (xã Sơn Trung); nhà thờ và khu tưởng niệm tại thôn Bảo Thượng (xã Quang Diệm). Khu mộ và tượng đài có diện tích 45.000m2 với 48 hạng mục, gồm: mộ đá Hải Thượng Lãn Ông; nhà phương đình; nhà đón tiếp; vườn cây; đường lát đá lên tượng đài dài 629m với 231 bậc tam cấp, 51 hệ thống chiếu nghỉ; tượng đài Lê Hữu Trác bằng đá cẩm thạch; bình phong đá cẩm thạch nguyên khối nặng 17 tấn; nhà khách; sân lễ hội...

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, thời trẻ ông còn có tên thường gọi “cậu chiêu Bảy”. Ông sinh ngày 12/11 năm Giáp Thìn (1724) tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Khu mộ là nơi yên nghỉ của Đại danh y Lê Hữu Trác nằm dưới chân núi Minh Tự (xã Sơn Trung) từ khi mất đến nay. Tuy đã có một số lần trùng tu, tôn tạo nhưng vị trí mộ, hướng mộ, hình thức mộ không thay đổi. Nếu nhìn từ trên cao xuống, mộ giống như một cánh diều nằm giữa núi rừng bao la, thanh bình, yên tĩnh.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Dân gian kể rằng, sinh thời Lê Hữu Trác có thú chơi diều sáo. Đến cuối đời, khi thấy mình khó lòng qua khỏi, ông đã căn dặn con cháu hãy thả một con diều, diều rơi ở khu vực nào thì mai táng ông ở đó. Vị trí diều rơi chính là mộ ông bây giờ.

Mộ nằm ở vùng đất gần chân núi có độ dốc 30 độ, đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự, chân chiếu thẳng vào dãy núi Trường Sơn. Nơi đây trước mặt có dòng sông Ngàn Phố, phong cảnh sơn thủy hữu tình, bốn mùa “thông reo, gió hát”. Cách chân mộ 0,6m về phía Tây Nam có trồng một khóm trúc nhỏ vừa để người thăm viếng hay con cháu dễ tìm, vừa thể hiện khí chất ngay thẳng, thanh cao của Lê Hữu Trác.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Các hoạt động tế lễ Đại danh y Lê Hữu Trác mỗi năm thường diễn ra vào hai dịp: Lễ Phật đản và ngày kỵ Lê Hữu Trác. Các hoạt động này được diễn ra ngay tại mộ, nhà thờ Lê Hữu Trác và chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, Hương Sơn).

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Nằm trong khuôn viên khu mộ còn có tượng đài Lê Hữu Trác. Tượng được làm bằng đá cẩm thạch cao 16,91m, nặng 350 tấn. Vị trí xây dựng tượng đài nằm trên ngọn núi Minh Tự, nơi gắn liền với cuộc đời làm thuốc, vui thú cảnh núi rừng Hương Sơn của Hải Thượng Lãn Ông.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Cách khu mộ về hướng Tây 7km là nhà thờ và khu tưởng niệm Lê Hữu Trác thuộc thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Xưa kia, đây là chốn thâm sơn cùng cốc nhưng lại có phong cảnh hữu tình, người dân sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Khu vực này có diện tích xây dựng 13.500m2 với 18 hạng mục công trình gồm: nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông; nhà đón tiếp; sân hành lễ; nhà bia; vườn đào, vườn cây ăn quả...

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Nhà thờ Lê Hữu Trác (thượng điện trong khu tưởng niệm) là nơi gắn bó gần như cả cuộc đời của Lê Hữu Trác. Đây cũng chính là nơi ông đã sinh sống, nghỉ ngơi, bốc thuốc chữa bệnh cứu người.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Trong khuôn viên nhà thờ và khu tưởng niệm còn có núi Giả và hồ Sen. Núi Giả được đắp cao khoảng 10 thước, rộng khoảng 240 thước, hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Núi Giả, hồ Sen là nơi Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, để bắt mạch chữa bệnh và là nơi lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai, lũ lụt. Cũng trên đỉnh núi Giả, Hải Thượng Lãn Ông đã cho con cháu thả diều và dặn dò diều rơi ở đâu thì an táng ông ở đó.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Nhà thờ và khu tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông đang lưu giữ một số tư liệu, hiện vật được phục dựng như: dụng cụ bào chế thuốc, diều sáo, bản sách thuốc Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, sách Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh...

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Nhà bia khắc ghi tiểu sử, sự nghiệp và y đức của vị Đại danh y Lê Hữu Trác nằm trong khuôn viên nhà thờ.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Năm 2003, Bộ Y tế đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích và giao cho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư. Dự án khởi công tháng 10/2004 đến tháng 2/2013 hoàn thành và bàn giao cho UBND huyện Hương Sơn quản lý, khai thác.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Chùa Tượng Sơn ở thôn 1, xã Sơn Giang (Hương Sơn) cũng là địa điểm gắn liền với Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông (đầu thế kỷ XVIII), do bà ngoại của đại danh y là bà Đặng Phùng Hầu - vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công lập ra.

Thăm khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại Hà Tĩnh

Chùa được xây dựng dưới sự trực tiếp chỉ đạo của hai anh em Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán với mục đích dưỡng tâm thờ Phật và thờ phụng tổ hai họ Bùi và Lê Hữu. Trong những năm 1760 - 1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian lưu lại chùa, mở phòng mạch chữa bệnh cho người dân và hoàn thành các tác phẩm như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện, Y hải cầu nguyên, Thượng kinh ký sự, Vận khí bí điển và nhiều tác phẩm khác.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, năm 1994, chùa Tượng Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2010, Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đầu tư tôn tạo chùa Tượng Sơn, đến năm 2013 hoàn thành.

Ngày 30/11/2022, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 30/11/2022 về Tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, của tỉnh trong 3 năm 2023 - 2025, trong đó có nội dung Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791) vào năm 2024.

Hiện, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai việc lập hồ sơ khoa học trình Bộ Ngoại giao Việt Nam để trình Tổ chức UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Hồ sơ đã được Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng thuận cao. Tháng 11/2022, hồ sơ đã được Nhà nước Việt Nam trình lên Ủy ban UNESCO và đã có 4 nước là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ đồng thuận, ủng hộ.

Cùng với đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, để qua đó làm cơ sở bảo tồn, phát huy tốt giá trị của Khu di tích này.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.
Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.