Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

(Baohatinh.vn) - Cùng với lễ khai hội vừa diễn ra, hiện, công tác chuẩn bị cho các nội dung phần chính hội trong lễ hội Hải Thượng Lãn Ông xuân Quý Mão 2023 đã được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hoàn tất, đảm bảo trang trọng, ý nghĩa và có tính giáo dục cao.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Người dân nô nức xem hội đua thuyền trên sông Ngàn Phố tại lễ khai hội Hải Thượng Lãn Ông diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng vừa qua.

Là lễ hội văn hóa truyền thống, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Sau 2 năm ngừng tổ chức do ảnh hưởng dịch bệnh, năm 2023, lễ hội được các cấp, ngành chỉ đạo thực hiện trở lại, từ ngày mồng 8 đến rằm tháng Giêng (trong đó chính hội diễn ra từ 13 đến 15 tháng Giêng).

Điểm đặc biệt của lễ hội năm nay, dưới sự hướng dẫn của Sở VH-TT&DL, Sở Y tế, sự chỉ đạo và giám sát của UBND huyện Hương Sơn, các địa phương có di tích trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được đứng ra tự phối hợp tổ chức các phần lễ và phần hội, nhằm đưa lễ hội thực sự đi vào đời sống của người dân.

Sau phần khai hội, cùng với hội thi đua thuyền truyền thống trên sông Ngàn Phố diễn ra hôm mồng 8 tháng Giêng, do huyện Hương Sơn tổ chức, đến nay các nội dung khác đã được các xã: Quang Diệm, Sơn Giang và Sơn Trung hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đồng bộ triển khai.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Không gian khu mộ Đại danh y Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung) được vệ sinh sạch đẹp, thoáng đãng giúp du khách cảm giác thoải mái, thanh tịnh khi về dâng hương tại đây.

Ông Nguyễn Tiến Thích - Chủ tịch UBND xã Sơn Trung cho biết: “Tại lễ hội lần này, chúng tôi đảm nhận các phần việc như: phối hợp tổ chức đón tiếp các đoàn khách Trung ương, tỉnh... dâng hương tại khu mộ và tượng đài; tổ chức hội thi nấu gói bánh chưng; phối hợp tổ chức các gian hàng quảng bá sản phẩm đặc sản quê hương, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Đến thời điểm này, các phần việc liên quan đã được chính quyền, đoàn thể và người dân thực hiện, chuẩn bị chu tất”.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Công nhân thi công rạp che chuẩn bị cho hội thi gói nấu bánh chưng diễn ra trước sân khu mộ và tượng đài Đại danh y Lê Hữu Trác. Ảnh chụp sáng ngày 31/1/2023.

Được biết, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2023 có 6 nội dung chính là: lễ hội đua thuyền (đã tổ chức thành công), hội thi trưng bày diều sáo, lễ dâng hương tại khu mộ, lễ rước từ khu mộ về nhà thờ và dâng hương, lễ tế Đại danh y Lê Hữu Trác tại nhà thờ và lễ cầu an sức khỏe tại chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang). Ngoài ra các địa phương còn tổ chức nhiều cuộc thi, trò chơi dân gian khác...

Trong các nội dung chính của lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, lễ cầu an sức khỏe là một trong những nội dung hằng năm thu hút đông đảo bà con địa phương và du khách thập phương tham dự. Thời điểm này, Ban trụ trì, các chư tăng chùa Tượng Sơn cũng đã hoàn tất các phần việc để buổi lễ diễn ra tốt đẹp.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Sân chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, Hương Sơn) nơi diễn ra nghi lễ cầu an sức khỏe đã được hoàn tất công tác chuẩn bị.

Nhà sư Thích Ngộ Minh Chánh - phụ trách công tác chuẩn bị lễ cầu an ở chùa Tượng Sơn cho biết: “Được UBND huyện giao nhiệm vụ tổ chức lễ cầu an sức khỏe cho Nhân dân, nhà chùa đã bố trí lại không gian, tạo sự rộng rãi thoáng đãng. Đồng thời trang trí, tạo điểm nhấn cảnh quan hài hòa, đẹp mắt để mang lại cảm nhận thanh tịnh, bình an cho người dân khi về với chùa.

Lễ cầu an sẽ diễn ra 2 phần chính là lễ cúng Phật và giác linh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; cầu an sức khỏe cho Nhân dân. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã được hoàn tất”.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Nhà sư Thích Ngộ Minh Chánh - phụ trách công tác chuẩn bị lễ cầu an ở chùa Tượng Sơn.

Trong các hoạt động lễ hội, hội thi trưng bày diều sáo Hải Thượng lần đầu tiên được tổ chức mang lại sự phấn khởi cho nhiều người dân.

Ông Nguyễn Quang Ký (72 tuổi, thôn Hàm Giang, xã Sơn Hàm) cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm diều sáo hàng trăm năm nay. Tuy lễ hội được phục hồi nhiều năm nhưng đây là lần đầu tiên hội thi trưng bày diều sáo được tổ chức khiến tôi rất phấn khởi. Cánh diều sáo Hải Thượng là biểu tượng của thú chơi tao nhã nhưng đó cũng là thể hiện cuộc sống quê hương thanh bình, thịnh vượng. Vì thế chúng tôi rất tự hào, nỗ lực làm những con diều sáo đẹp, ý nghĩa mang đến hội thi”.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Ông Nguyễn Quang Ký (bên trái) và em trai là ông Nguyễn Quang Đức (xã Sơn Hàm) làm chiếc sáo cho cánh diều tham gia hội thi trưng bày diều Hải Thượng.

Để chuẩn bị cho hội thi trưng bày diều tại lễ hội, ông Ký đã huy động người em trai Nguyễn Quang Đức và người con trai cả là anh Nguyễn Quang Khôi cùng làm diều. Các công đoạn như làm nan tre, sáo gỗ… được ông chuẩn bị từ trước.

Sắp đến ngày thi, ông Ký và mọi người bắt đầu lắp ráp, gia công diều để hoàn thành trước khi mang đến hội thi. Lần này, trên chất liệu vải làm cánh diều, ông sẽ trang trí hình ảnh mục đồng chăn trâu thổi sáo bên những sườn đồi cạnh dòng sông Ngàn Phố… nhằm thể hiện nét đẹp đặc trưng làng quê Hương Sơn thanh bình, yên ả…

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Một số cánh diều sẽ được người dân Hương Sơn mang đến hội thi

Ông Hồ Thái Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Qua soát xét, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho các nội dung lễ hội như: môi trường, cảnh quan, kịch bản các phần lễ, phần hội, nhân sự tham gia, công tác an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã được các địa phương, đơn vị chuẩn bị sẵn sàng.

Với sự chuẩn bị chu đáo, chúng tôi mong muốn lễ hội được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ lan tỏa sâu rộng các giá trị di sản y học, văn hóa mà Đại danh y Lê Hữu Trác để lại trong đời sống Nhân dân Hương Sơn mà còn đến du khách mọi miền”.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.