Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

(Baohatinh.vn) - Ông Lê Văn Bàng ở xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) là 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021. Điều ít ai biết, người đàn ông này xuất thân từ nghề chăn vịt đồng thả rông, từng có những thất bại trong quá trình phát triển kinh tế...

Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

Ông Bàng chăm sóc đàn vịt sinh sản

Năm 1981 vừa tròn 18 tuổi, chàng trai Lê Văn Bàng “tiếp quản” đàn vịt 300 con - “của hồi môn” từ tay bố mẹ. Học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm nuôi vịt đồng thả rông từ gia đình, lại “mát tay” nên 5 năm sau (1986), đàn vịt tăng lên đến 10.000 con. Ngoài thu nhập từ vịt thương phẩm, trang trại còn ấp giống bán vịt con và trứng vịt lộn nên lợi nhuận khá cao.

Năm 1995 - 1997 là thời kỳ hoàng kim khi thương hiệu “vịt ông Bàng” trở nên nổi tiếng, cung cấp phần lớn giống vịt con cho thị trường 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngôi nhà 2 tầng khang trang được xây cất vào đầu năm 2000 là minh chứng rõ nét cho quá trình “ăn nên làm ra” của người đàn ông được mệnh danh là… “Bàng vịt”.

Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

Ông Bàng kiểm tra trứng trước khi đưa vào lò ấp.

Thế nhưng đến năm 2004, đàn vịt thả đồng gần 10.000 con của ông Lê Văn Bàng bỗng dưng mắc bệnh cúm H5N1 rồi chết sạch. Tài sản gom góp bao năm của gia đình ông gần như bị mất trắng. Bài học thất bại khiến ông vỡ lẽ ra được nhiều điều, đặc biệt là những rủi ro từ nghề nuôi vịt thả đồng. Năm 2006, ông Bàng mạnh dạn vay vốn, thuê 8,2 ha đất tại thôn Cường Thịnh, xã Xuân Liên, khu vực giáp ranh với thôn Bắc Sơn, xã Cương Gián để làm trang trại nuôi vịt.

“Thuê vùng đất này 10 năm, nhiều người bảo tôi “ném tiền qua cửa sổ”. Vì khu vực này chỉ là bãi đất cát bị bỏ hoang nhiều năm vắng dấu chân người. Bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của thiên hạ, tôi thuê người làm chuồng trại, đào ao thả cá với quyết tâm làm lại từ đầu” - ông Bàng nhớ lại.

Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

Mỗi năm trại lợn của ông nuôi 2 lứa lợn thương phẩm, mỗi lứa 1.800 con.

Nắm bắt chủ trương xây dựng NTM của huyện Nghi Xuân, năm 2011, ông Lê Văn Bàng tiếp tục vay 3 tỷ đồng đầu tư xây dựng 3 chuồng nuôi lợn thương phẩm liên kết với Công ty CP (Thái Lan) với tổng diện tích 2.100 m2, quy mô 1.800 con/lứa, mỗi năm 2 lứa. Cũng vì đầu tư xây dựng NTM nên năm đó ông nhận được số tiền hỗ trợ 434 triệu đồng từ tỉnh.

Nhờ đầu tư bài bản, lại thường xuyên áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế đạt được khá cao.

Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình nuôi lợn của ông Bàng. (Tháng 4/2021)

Từ khi “bắt tay” với Công ty CP nuôi lợn thương phẩm, quy mô đàn vịt giảm xuống chỉ còn lại 1.500 con nhưng ông Bàng lại đầu tư gia cố, tận dụng các ao nước để nuôi cá. Hằng năm 2 ao cá (trắm, mè, chép) cho thu hoạch 30 tấn cá, trị giá 600 triệu đồng.

Theo nhẩm tính của ông, doanh thu trung bình của trang trại mỗi năm đạt trên 4 tỷ đồng. Ông còn tạo việc làm cho 8 lao động với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

3 trại lợn của ông Bàng cạnh ao nuôi cá nước ngọt

Không tự bằng lòng với những thành quả đạt được, thời gian tới ông Bàng dự định sẽ tiếp tục đầu tư thêm 4 chuồng nuôi lợn, diện tích mỗi chuồng 720m2 với tổng kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng. Đồng thời, đề xuất xã Xuân Liên tiếp tục cho thuê thêm 3 ha đất cát bỏ hoang để mở rộng vùng đệm.

"Thành công của ông Bàng là nhờ đầu tư đúng hướng, đúng thời điểm, lại biết ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất" - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Lê Thanh Bình đánh giá.

Về Nghi Xuân nghe nông dân tiêu biểu toàn quốc kể chuyện làm kinh tế

Ông Bàng cho san ủi đất để xây dựng thêm 4 trại lợn

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Khoan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân tự hào về hội viên của mình: Từ năm 2007 đến nay, ông Lê Văn Bàng liên tục được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Đặc biệt, năm 2015 ông còn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong sản xuất.

Mới đây, ông Lê Văn Bàng là đại diện duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh nông dân tiêu biểu năm 2021.

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.