Với người dân địa phương, cây bưởi Phúc Trạch được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc ghép mắt thường gọi là bưởi đường. Giống bưởi Phúc Trạch nhân giống bằng hạt được gọi là bưởi chua (hoặc có nơi gọi là bưởi đường đúc), có sức sống khỏe hơn nhưng chất lượng quả kém hẳn so với cây bưởi chiết, ghép.
Để tăng khả năng đậu quả, những năm gần đây, người dân thụ phấn bổ sung cho bưởi Phúc Trạch bằng cách lấy phấn của cây bưởi chua quét lên nhụy hoa bưởi đường. Năm nay, cây bưởi ra hoa muộn so với thông lệ, tuy nhiên do là năm nhuận (âm lịch) nên người dân không mấy lo lắng.
Phấn được lấy từ hoa của cây bưởi nhân giống bằng hạt...
...sau đó bỏ cánh, chỉ lấy phần nhụy...
... rồi quét phấn lên đầu noãn hoa cần thụ phấn (mỗi hoa "đực" được dùng thụ bổ sung cho từ 8 – 10 hoa bưởi Phúc Trạch).
Anh Hoàng Văn Hùng (thôn Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch) cho biết, hoa bưởi năm nay bắt đầu nở từ đợt rằm tháng Giêng (âm lịch) nên trùng vào lịch sản xuất vụ xuân của người dân địa phương. Do vậy nhiều người đang tích cực hoàn thành việc xuống giống vụ xuân để tập trung thụ phấn cho cây bưởi. Thời gian của mùa thụ phấn bổ sung sẽ kéo dài khoảng 1 tháng, thời điểm này, người dân quê bưởi phần lớn ở ngoài vườn, vừa tiến thành thụ phấn vừa chăm sóc cây bưởi.
Mùa kết trái của bưởi Phúc Trạch kéo dài khoảng 1 tháng. Thời điểm này, người trồng bưởi dành phần lớn dành thời gian ở ngoài vườn để thụ phấn...
Với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều người dân cũng tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa đối với cây bưởi ra hoa muộn, đồng thời, trừ sâu bệnh, bón phân cho cây bưởi.
... và phòng trừ bệnh dịch cho cây bưởi.
Đa phần cây bưởi Phúc Trạch khá cao, nên cần sào nhỏ hoặc thang để thụ phấn.
Chị Nguyền Thị Hằng (thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch) chia sẻ: Qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, người dân đã biết cách phòng trừ bệnh dịch đúng cách, hạn chế lượng bưởi chết do các loại sâu, nấm. Đồng thời, tưới nước bổ sung, theo dõi và khắc phục hiện tượng sương muối, chuẩn bị phân bón để bón thúc…