Vị giám đốc 16 năm làm kinh tế trên đất bạn Lào

(Baohatinh.vn) - 16 năm sinh sống và làm việc trên đất bạn Lào, Tổng Giám đốc Mitraco Lê Viết Thảo là một trong những người đầu tiên gây dựng cơ nghiệp Công ty TNHH MTV Việt – Lào tại tỉnh Khăm Muộn.

Vị giám đốc 16 năm làm kinh tế trên đất bạn Lào

Tổng Giám đốc Mitraco Lê Viết Thảo có 16 năm sinh sống và làm việc tại Lào.

Tốt nghiệp Đại học Mỏ Địa chất, năm 2002, chàng trai trẻ Lê Viết Thảo (SN 1980) đầu quân về Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco). Tháng 7/2004, anh xung phong sang CHDCND Lào theo chủ trương thành lập Công ty TNHH MTV Việt - Lào (Vilaco) của Tổng Công ty tại tỉnh Khăm Muộn. Khi đó, anh được phân công phụ trách bộ phận kỹ thuật.

Nhớ lại những ngày đầu đặt chân sang Lào, Lê Viết Thảo bộc bạch: “Ban đầu, nhóm dự án chỉ có 7 người sang Lào. Ít tháng sau đó, Tổng Công ty đưa thêm 32 lao động sang làm việc.

Những năm đầu, toàn bộ anh em đều sống ở lán trong rừng. Thời điểm đó, công ty đang khảo sát xây dựng hệ thống văn phòng, làm đường điện, nước, đầu tư máy móc để tiến hành khai thác thạch cao. Mọi thứ hết sức gian nan, vất vả bởi lần đầu tiên công ty đầu tư ra nước ngoài, lao động, thị trường, kinh nghiệm chưa có. Xa gia đình, quê hương; phong tục tập quán, nếp sinh hoạt, ngôn ngữ… ai nấy đều lạ lẫm, bỡ ngỡ”.

Vị giám đốc 16 năm làm kinh tế trên đất bạn Lào

Anh Lê Viết Thảo (thứ 4 từ phải qua) cùng cán bộ, người lao động Vilaco đi khảo sát, đánh dấu mốc mỏ khai thác những năm đầu sang Lào.

Sau 3 tháng đặt chân đến Lào, Lê Viết Thảo được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Vilaco. Anh kể, khi đó nhân lực còn hạn chế, anh vừa làm Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, kiêm luôn cả công việc công đoàn, đoàn thanh niên… nên ngoài làm chuyên môn thì việc gì cũng đến tay.

Thời gian đầu, giao tiếp với người Lào trong công việc có sự hỗ trợ của phiên dịch viên còn trong đời sống hàng ngày, chủ yếu là dùng ký hiệu với nhau. Khoảng sau hơn 1 năm sống chung môi trường với người dân bản xứ, mọi người mới bắt đầu sử dụng tiếng Lào tốt hơn.

Vị giám đốc 16 năm làm kinh tế trên đất bạn Lào

Nơi ở và làm việc của cán bộ, công nhân người lao động Vilaco khi mới thành lập công ty.

Anh Lê Viết Thảo nhớ lại: “Đến cuối năm 2005, công ty xây dựng xong hạ tầng văn phòng tại bản Bừng-hủa-na, huyện Xế Băng Phay, tỉnh Khăm Muộn. Giai đoạn những năm 2005 – 2008, hoạt động công ty cực kỳ khó khăn khi thị trường tiêu thụ hạn chế, khâu vận chuyển thạch cao về Việt Nam chưa thuận tiện, lao động ít, doanh nghiệp còn mới nên chưa thể cạnh tranh với những đơn vị đã làm lâu dài. Anh em lao động tuy vất vả nhưng đều cố gắng làm việc. Những năm đó, phương tiện đi lại hạn chế nên hầu như ai cũng 6 tháng đến 1 năm mới về Việt Nam thăm nhà”.

Trải qua những khó khăn ban đầu, đến năm 2009, Vilaco khánh thành nhà máy sản xuất bột thạch cao, thành lập đội vận tải, kho bãi, sản phẩm của công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu khởi sắc. Trong năm đó, doanh thu Vilaco đạt 29 tỷ đồng.

Vị giám đốc 16 năm làm kinh tế trên đất bạn Lào

Hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến thạch cao, năm 2021, doanh thu Vilaco đạt khoảng 400 tỷ đồng.

Tháng 10/2010, anh Lê Viết Thảo được Tổng Công ty tin tưởng giao giữ chức Giám đốc Vilaco. Hiểu rõ để một doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển ở nước bạn không phải là điều dễ dàng, vậy nên phương châm của công ty là “chậm mà chắc”, đầu tư bài bản, đảm bảo từ thủ tục khai thác, yếu tố môi trường, đào tạo lao động địa phương.

Đóng chân tại Lào từ năm 2004 đến nay, mỗi năm, Vilaco đều thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, ngày càng phát triển đi lên, làm tròn nghĩa vụ đóng nộp thuế, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. Và đặc biệt hơn cả là góp phần tô thắm tình hữu nghị, thắt chặt mối quan hệ Việt Nam – Lào và Hà Tĩnh - Khăm Muộn.

Hiện nay, trong số 180 lao động của Vilaco có đến 130 công nhân là người Lào với mức thu nhập trung bình 8 triệu đồng/tháng/người. Ngoài ra, từ khi thành lập đến nay, công ty luôn chú trọng đến các hoạt động an sinh xã hội tại nơi đóng chân như tặng quà, xây nhà trẻ, làm trường học, đường giao thông, công trình nước sạch, gây quỹ học bổng…

“Cùng với sự nỗ lực đi lên của chính đơn vị thì sự kết nối, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh với các địa phương của Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh” – anh Lê Viết Thảo cho hay.

Vị giám đốc 16 năm làm kinh tế trên đất bạn Lào

Tổng Giám đốc Mitraco Lê Viết Thảo thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc.

Tháng 3/2020, sau 16 năm “nếm mật nằm gai” ở đất bạn Lào, Lê Viết Thảo trở về Hà Tĩnh đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc Mitraco. Những năm tháng lăn lộn trên đất bạn Lào đã tích lũy trong anh nhiều kinh nghiệm, rèn giũa trong anh sự trưởng thành, bản lĩnh, không ngại khó ngại khổ để tiếp tục vững tay chèo lái một doanh nghiệp với 13 đơn vị trực thuộc.

Tới nay, dù không còn trực tiếp làm việc tại Lào, song Tổng Giám đốc Mitraco vẫn vẹn nguyên ký ức từ những ngày mới khởi đầu xây dựng Vilaco và dành tình cảm đặc biệt cho con người, đất nước xứ sở hoa Chăm Pa.

"Người dân Lào giàu tình cảm, dễ gần, dễ chia sẻ. Họ rất quý mến và tôn trọng đất nước, con người Việt Nam. 18 năm hình thành và phát triển, Vilaco không chỉ là phục vụ phát triển kinh tế mà còn là mối gắn kết tình cảm người Lào – người Việt và quan hệ hữu nghị giữa 2 nước cũng như Hà Tĩnh với các địa phương của Lào” - Tổng Giám đốc Mitraco chia sẻ.

Đọc thêm

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.