Việt Nam được dự báo tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới

Theo báo cáo của Công ty tình báo thông tin về sự giàu có toàn cầu New World Wealth và Công ty tư vấn đầu tư Henley & Partners, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng tài sản mạnh nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Việt Nam được dự báo tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới

Dây chuyền sản xuất xe Mazda của Thaco - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Andrew Amoils, nhà phân tích của New World Wealth (NWW), cho biết: “Việt Nam đang củng cố vị thế là một trung tâm sản xuất toàn cầu, khi trở thành địa bàn trọng điểm sản xuất của các công ty công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia”.

Một Việt Nam an toàn

Nói với Đài CNBC, ông Amoils cho rằng tỉ lệ tích lũy tài sản của Việt Nam sẽ lên đến 125% trong 10 năm tới.

Theo phân tích của công ty, đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào, xét về GDP bình quân đầu người và số lượng triệu phú USD.

Ấn Độ, quốc gia dự kiến trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027, chiếm vị trí thứ hai với mức tăng trưởng tài sản dự kiến là 110%.

Việt Nam được coi là một quốc gia tương đối an toàn so với các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điều này mang lại cho các công ty nước ngoài thêm động lực để thiết lập các hoạt động sản xuất tại nước này.

“Vị trí chiến lược” của Việt Nam là chia sẻ biên giới đất liền với Trung Quốc và gần các tuyến hàng hải thương mại lớn, có chi phí lao động thấp , cùng cơ sở hạ tầng hỗ trợ xuất khẩu - tất cả đã biến Việt Nam thành “điểm đến hàng đầu” cho đầu tư quốc tế, Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey ghi nhận trong một báo cáo.

Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam chậm lại ở mức 5,05% so với mức tăng 8,02% vào năm 2022. Điều này do nhu cầu toàn cầu suy giảm và đầu tư công bị đình trệ. Sản xuất chiếm 1/4 GDP của Việt Nam.

Chỉ 10 năm trước, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 2.190 USD, nay tăng gần gấp đôi lên 4.100 USD, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới.

Ông Andy Ho, giám đốc đầu tư của VinaCapital Group, nói với Đài CNBC qua email: “Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và hầu hết người dân đều được hưởng lợi”.

Việt Nam được dự báo tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới

Quang cảnh khu vực trung tâm TP.HCM vào buổi tối - Ảnh: CNBC

Nam châm thu hút FDI

Ông Ho nhận định Việt Nam đang được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Nhiều công ty đa quốc gia đã đa dạng hóa việc sản xuất tại Việt Nam - như một phần của chiến lược “Trung Quốc + 1”. Theo lý thuyết về đa dạng hóa đầu tư của Markowitz (1952), “Trung Quốc + 1” là một chiến lược đa dạng hóa, chiến lược tối ưu của các nhà đầu tư tài chính.

Vào năm 2023, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022.

Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy từ quá trình công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Với 3 làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 3 thập kỷ qua, và hiện nay Việt Nam đang đứng trước làn sóng thứ tư, chuyên gia kinh tế và phó chủ tịch Maybank Brian Lee đúc kết.

Các yếu tố rủi ro

Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo một số trở ngại có thể cản trở tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam.

Ông Lee lưu ý rằng lực lượng lao động của Việt Nam cần được đào tạo nhiều hơn, để giải quyết nhu cầu của các hoạt động sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Ông Ho của VinaCapital cho biết suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài cũng có thể tác động đến nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường phát triển, từ đó có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Bất kỳ sự “giảm giá mạnh” nào của đồng tiền cũng có thể gây trở ngại.

Tuy nhiên, ông Ho nhận định rằng Việt Nam có thể vượt qua những thách thức phát sinh trong tương lai: “Sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể làm chệch hướng đất nước này khỏi con đường tăng trưởng hiện tại”.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 24/5/2025: Hướng tới tuần tăng giá mạnh

Giá vàng hôm nay 24/5/2025: Hướng tới tuần tăng giá mạnh

Giá vàng hôm nay 24/5/2025: Giá vàng tăng gần 2% và hướng tới tuần tăng tốt nhất trong 6 tuần gần đây, khi nhà đầu tư đổ xô tìm đến tài sản an toàn trước những lời cảnh báo áp thuế mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, cùng với sự suy yếu của đồng USD.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Gỡ khó trong kinh doanh cát sỏi ở Nghi Xuân

Gỡ khó trong kinh doanh cát sỏi ở Nghi Xuân

Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tiến hành quy hoạch, cấp phép hoạt động cho một số bến thủy nội địa, góp phần giúp doanh nghiệp vật liệu xây dựng thuận lợi trong kinh doanh, đảm bảo quy định pháp luật.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.