Vốn chính sách - cơ hội cho người nghèo Hà Tĩnh thay đổi cuộc sống

(Baohatinh.vn) - Lãi suất ưu đãi từ nhiều chương trình, vốn vay của Ngân hàng Chính sách - Xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã trở thành “phao cứu sinh” để nhiều người nghèo đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Phao cứu sinh” của người nghèo

Trước đây, chưa bao giờ chị Nguyễn Thị Hà (tổ dân phố 6 – thị trấn Cẩm Xuyên) lại nghĩ có ngày mình trở thành chủ cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương. Thế nhưng, nguồn vốn chính sách dành cho hộ nghèo đã đồng hành cùng gia đình chị trên hành trình dài thay đổi hoàn cảnh.

Vốn chính sách - cơ hội cho người nghèo Hà Tĩnh thay đổi cuộc sống

Cơ sở sản xuất bún bánh của chị Nguyễn Thị Hà (thị trấn Cẩm Xuyên) đã tạo việc làm cho 5 lao động địa phương.

Chị Hà chia sẻ: “Vợ chồng không có việc làm ổn định, con thứ hai lại bị ung thư máu. Trước đây, tôi đi làm thuê khắp nơi mà vẫn không thoát khỏi cảnh “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Thế rồi, chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo thực sự là “phao cứu sinh” để chúng tôi vượt khó.

Theo đó, năm 2014, Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên cho vay 50 triệu đồng cùng những gợi mở đầu tư, tôi quyết định tự sản xuất bún bánh. Năm 2020, khi được thụ hưởng tiếp 80 triệu đồng từ vốn chính sách, gia đình lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh mướt, mở rộng quy mô. Nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, chúng tôi hiện đã thoát khỏi hộ nghèo, có điều kiện để chữa bệnh cho con và nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Vốn chính sách - cơ hội cho người nghèo Hà Tĩnh thay đổi cuộc sống

Lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của hộ Nguyễn Thị Cường (thị trấn Thiên Cầm).

Gia đình chị Lê Thị Thu (thôn Minh Hương - xã Trung Lộc) cũng vươn lên từ sự tiếp sức của Ngân hàng CSXH huyện Can Lộc. Chồng sức khỏe yếu, con bị tim bẩm sinh, gia đình luôn trong cảnh túng thiếu. Qua 2 lần tiếp cận vốn tín dụng hộ nghèo, đến nay, gia đình chị đã có tài sản ổn định là đàn bò gần chục con.

Chị Thu vui mừng nói: “Không phải thế chấp mà vẫn được vay vốn, hơn nữa, lãi suất ưu đãi nên chúng tôi giảm bớt được gánh nặng. Từ 90 triệu đồng vừa được giải ngân trong tháng 3/2021, gia đình tôi tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi bò nái và bò thịt. Từ chỗ “chạy đôn chạy đáo” vay tiền mỗi khi gặp biến cố thì nay tôi đã chủ động được chi phí trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho chồng con”.

Vốn chính sách - cơ hội cho người nghèo Hà Tĩnh thay đổi cuộc sống

Lãnh đạo Hội LHPN xã Trung Lộc kiểm tra mô hình chăn nuôi bò của gia đình chị Lê Thị Thu (thôh Minh Hương).

Theo ghi nhận, trên địa bàn huyện Can Lộc, không chỉ chị Thu mà nhiều hộ nghèo đã thoát khỏi cảnh túng thiếu nhờ vốn chính sách.

Ông Lưu Tùng Dương – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Can Lộc thông tin: “Tổng dư nợ của đơn vị hiện đạt 474,382 tỷ đồng, trong đó dư nợ 3 chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đạt 301,8 tỷ đồng (chiếm 63,6% tổng dư nợ). Từ đây, gần 10.000 hộ dân có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng cây ăn quả... vươn lên ổn định cuộc sống. Trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tác động xấu của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ngân hàng đã có nhiều giải pháp, trong đó thực hiện gia hạn nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng”.

Cơ hội mới để người nghèo “đổi vận”

Ngày 22/2/2019, Ngân hàng CSXH Việt Nam ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT về nâng mức cho vay và thời hạn vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Theo đó, từ 1/3/2019, ngân hàng nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ; nâng thời hạn cho vay tối đa từ 5 năm lên 10 năm đối với hộ nghèo để phù hợp với quá trình phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn.

Sau 2 năm triển khai quyết định này, dư nợ hộ nghèo ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh, tạo bước đệm hình thành các mô hình kinh tế cho người nghèo.

Vốn chính sách - cơ hội cho người nghèo Hà Tĩnh thay đổi cuộc sống

Hà Tĩnh có 60.647 hộ dân được thụ hưởng vốn chính sách liên quan đến người nghèo.

Bà Lê Hương Trà – Phó trưởng Phòng phụ trách Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh thông tin: “Tổng dư nợ của chi nhánh hiện đạt 5.090 tỷ đồng (tăng 134 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020 và tăng 99 tỷ đồng so với tháng 3/2021).

Trong đó, chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo đạt 494,8 tỷ đồng, cho vay hộ cân nghèo đạt 728,6 tỷ đồng và cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 1.489 tỷ đồng với tổng số hộ được thụ hưởng là 60.647. Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát nên nguồn vốn được giải ngân đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và việc thu hồi nợ đảm bảo quy định”.

Vốn chính sách - cơ hội cho người nghèo Hà Tĩnh thay đổi cuộc sống

Vốn chính sách liên quan đến hộ nghèo được giải ngân đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng.

Được biết, Ngân hàng CSXH Việt Nam vừa phân bổ về cho tỉnh Hà Tĩnh 70 tỷ đồng, trong đó chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo là 20 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo 10 tỷ đồng và 40 tỷ đồng dành cho vay hộ mới thoát nghèo.

Đến thời điểm này, nguồn vốn đã được Ngân hàng CSXH tỉnh phân bổ về các phòng giao dịch. Nguồn vốn được phân bổ kịp thời là cơ sở để ngày càng nhiều người nghèo trên địa bàn được tiếp cận, đầu tư sản xuất, kinh doanh với mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.