Vũ Quang ước thu khoảng 25.000 tấn cam trong năm 2022

(Baohatinh.vn) - Năm nay, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ước thu khoảng 25.000 tấn cam. Nếu bán được mức giá bình quân 25.000 đồng/kg, bà con nông dân sẽ thu về trên 600 tỷ đồng.

Vũ Quang ước thu khoảng 25.000 tấn cam trong năm 2022

Toàn huyện Vũ Quang hiện có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.100 ha cho thu hoạch.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, toàn huyện hiện có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.100 ha cho thu hoạch. Năm nay, ở giai đoạn cây ra hoa, kết trái gặp phải thời tiết mưa lạnh thất thường, khiến tỷ lệ hoa rụng nhiều, không đậu được quả dẫn đết năng suất cuối vụ giảm, đạt khoảng 25.000 tấn (bằng 85% so với năm 2021).

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năm nay, chất lượng sản phẩm đảm bảo, mẫu mã quả đẹp vì người trồng luôn chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc, mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGap; đặc biệt có một số diện tích đã được chuyển đổi sang phương thức canh tác hữu cơ.

Vũ Quang ước thu khoảng 25.000 tấn cam trong năm 2022

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cam Vũ Quang cho mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.

Cùng với việc sản phẩm đã tiếp cận được các thị trường lớn trên cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh..., người trồng cam đang kỳ vọng sản phẩm sẽ được tiêu thụ thuận lợi. Nếu bán được mức giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg thì năm nay, nông dân Vũ Quang sẽ thu về trên 600 tỷ đồng.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế hư hại, rơi rụng trước kỳ thu hoạch, hiện nay, người làm vườn trên địa bàn đang tập trung bảo vệ vườn cam trước các loại sâu bệnh, tác động của thời tiết.

Vũ Quang ước thu khoảng 25.000 tấn cam trong năm 2022

Nếu bán được mức giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg thì bà con nông dân Vũ Quang sẽ thu về trên 600 tỷ đồng.

Ông Phan Xuân Nam - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Để đảm bảo năng suất, chất lượng quả cuối vụ, thời điểm này, bà con đang tập trung chăm sóc, chống đỡ cành và đặc biệt là bọc quả. Ngoài ra, để ổn định thị trường khi cam vào vụ thu hoạch, một số hộ đã chủ động liên hệ các đầu mối cũ để gom đơn trước, nhằm hạn chế tình trạng dồn hàng khi vào chính vụ”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),