Vùng lũ ở Cẩm Xuyên cần giữ lại lũy tre xanh khi cải tạo vườn tạp

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn lưu ý, trong xóa bỏ vườn tạp, Cẩm Xuyên cần triển khai ngay các loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế; vùng lũ, vùng đặc thù cần giữ lại lũy tre xanh, cây cổ thụ để vừa giữ màu xanh vừa che chắn bão lũ hiệu quả.

Sáng 8/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo Văn phòng NTM tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí huyện NTM tại Cẩm Xuyên.

Vùng lũ ở Cẩm Xuyên cần giữ lại lũy tre xanh khi cải tạo vườn tạp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cũng đoàn kiểm tra sơ đồ quy hoạch vườn mẫu tại vườn hộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cũng đoàn đã đến thực tế kiểm tra các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình ra quân xây dựng vườn mẫu, khu dân cư mẫu. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng được Cẩm Xuyên triển khai trong đợt ra quân 60 ngày thi đua cao điểm thực hiện các tiêu chí.

Xã Cẩm Bình đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2019. Xã Cẩm Thành đạt chuẩn NTM năm 2014. Hiện nay, các địa phương đang tập trung củng cố, nâng cao các tiêu chí để xây dựng xã NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao trong năm 2021.

Vùng lũ ở Cẩm Xuyên cần giữ lại lũy tre xanh khi cải tạo vườn tạp

Nhân dân thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành giúp nhau cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, KDC mẫu

Vùng lũ ở Cẩm Xuyên cần giữ lại lũy tre xanh khi cải tạo vườn tạp

Nhân dân thôn Bình Luật, xã Cẩm Bình phá bỏ vườn tạp, chỉnh trang vườn mẫu

Chứng kiến khí thế lao động chỉnh trang vườn hộ, khu dân cư mẫu sôi nổi tại các địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị và nhân dân các địa phương trong tổ chức thực hiện các nội dung cụ thể, sát thực nhất.

“Các địa phương trong huyện Cẩm Xuyên nỗ lực hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí NTM là cơ sở để xây dựng huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2021, góp phần cùng tỉnh hoàn thành mục tiêu tỉnh NTM trước năm 2025” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, trong xóa bỏ vườn tạp cần triển khai ngay các loại cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế. Đối với vùng lũ, vùng đặc thù cần giữ lại lũy tre xanh, cây cổ thụ để vừa giữ màu xanh vừa che chắn bão lũ hiệu quả.

Vùng lũ ở Cẩm Xuyên cần giữ lại lũy tre xanh khi cải tạo vườn tạp

Huy động phương tiện cơ giới vào chỉnh trang KDC

Để về đích huyện nông thôn mới (NTM) trong tháng 5 tới, huyện Cẩm Xuyên đang phát động và triển khai 60 ngày thi đua cao điểm thực hiện các tiêu chí với những phần việc cụ thể cho các địa phương, đơn vị theo từng tuần, từng ngày.

Huyện cũng giao cho các phòng ngành, đoàn thể phụ trách từng tiêu chí, theo địa bàn phân công phụ trách. Mỗi tuần, UBND huyện sẽ triển khai họp sơ kết 1 lần để đánh giá hiệu quả thực hiện và sau 2 tháng sẽ họp tổng kết để đánh giá kết quả đợt thi đua. Đích đến của phong trào là đưa huyện Cẩm Xuyên về đích huyện NTM trong tháng 5 năm 2021.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.