Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

(Baohatinh.vn) - Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được công nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN sẽ góp phần quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển các hệ sinh thái, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân trên địa bàn.

Sáng 21/11, Vườn Quốc gia Vũ Quang long trọng tổ chức lễ công bố đón nhận danh hiệu “Vườn di sản Asean”. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thành Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ TN&MT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn; đại diện Bộ NN&PTNT và Hoa hậu Trái Đất Việt Nam năm 2020 Thái Thị Hoa.

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Đại biểu tham gia buổi lễ

Vườn Quốc gia Vũ Quang không chỉ được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý cho công tác bảo tồn.

Vườn nằm trong một vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu, được xác định là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả khu vực thuộc dãy Trường Sơn.

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang Nguyễn Danh Kỳ khai mạc buổi lễ và bày tỏ lời cảm ơn tới sự giúp đỡ, đồng hành hiệu quả của các tổ chức, bộ, ngành Trung ương, các trường đại học, nhà khoa học đã giúp Vườn Quốc gia đạt được danh hiệu hết sức ý nghĩa.

Trong suốt hơn 4 thập kỷ quản lý, bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia Vũ Quang được tỉnh Hà Tĩnh, các sở, ban ngành, đơn vị trên địa bàn đánh giá là một điểm sáng. Từ 55 vụ vi phạm công tác quản lý, bảo vệ rừng năm 2015 giảm xuống còn 3 vụ vào năm 2018. Đặc biệt trong năm 2019, nắng nóng kéo dài nhưng Vườn không để xảy ra vụ cháy rừng hay xâm hại rừng nào.

Đối với nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong đó, có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn, chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ...

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Tại đây cũng đã xác định được 1.829 loài thực vật bậc cao thuộc 813 chi với 217 họ; ghi nhận sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.

Đây đều là các loài “đặc hữu” (edemic) cho vùng trung Trường Sơn nhưng được phát hiện, mô tả và công bố loài mới đầu tiên ở các sinh cảnh của rừng Vũ Quang.

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

PGS.TS Lê Xuân Cảnh - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chia sẻ chủ đề “Giá trị đa dạng sinh học, tiềm năng bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững của Vườn Quốc gia Vũ Quang”.

Tại lễ công bố đón nhận “Vườn Di sản ASEAN”, một số đại biểu đã chia sẻ các chủ đề về việc bảo tồn và phát triển các loại động vật quý hiếm; giá trị cảnh quan và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Vũ Quang...

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Bà Nguyễn Hạnh Nguyên - Đại diện Trường Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ chủ đề “Giá trị cảnh quan và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Vũ Quang”.

Thời gian gần đây, tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đã phát hiện nhiều loài mới cho thế giới, làm nổi bật tiềm năng đa dạng sinh học của Vườn. Đáng chú ý là loài: Chà ran tuyến (phát hiện năm 2016), Dẻ Vũ Quang (năm 2017), Trà hoa vàng Vũ Quang và Trà hoa vàng Hà Tĩnh (năm 2018), Tân bời lời Vũ Quang (phát hiện năm 2019).

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Ông Nguyễn Thành Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ TN&MT chúc mừng Vườn Quốc gia Vũ Quang được công nhận “Vườn Di sản ASEAN”.

Theo đánh giá của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Vườn Quốc gia Vũ Quang có đầy đủ các tiêu chí để trở thành thành viên của Hiệp hội Các Vườn di sản ASEAN như: Tính toàn vẹn hệ sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính độc đáo và các sinh cảnh đặc trưng, cùng các loài quý hiếm, tính hợp pháp và hợp lý, tính xuyên biên giới, kế hoạch quản lý, tầm quan trọng cho bảo tồn.

Tại Hội nghị Vườn Di sản ASEAN (AHP) lần thứ 6 diễn ra tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (tháng 10/2019), Vườn Quốc gia Vũ Quang chính thức được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN” (Khu AHP) cùng với 3 đại diện khác của Việt Nam. Đây vừa là “quả ngọt” vừa là niềm vinh dự lớn lao đối với cán bộ, công nhân viên Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng như của Nhân dân Hà Tĩnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định danh hiệu “Vườn di sản ASEAN” không chỉ mang giá trị về mặt đa dạng sinh học mà còn thể hiện giá trị văn hóa, lịch sử của cả khu vực.

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Danh hiệu ý nghĩa này sẽ góp phần quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển các hệ sinh thái, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thời gian tới, Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp tục nâng cao công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; tích cực tuần tra rừng, giữ nguyên hiện trạng rừng, góp phần gia tăng độ che phủ rừng.

Cần đặt nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ xương sống, đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế xây dựng, phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường...

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Tại buổi lễ, đại diện Bộ TN&MT trao công nhận “Vườn Di sản ASEAN” cho Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trao Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cấp tỉnh năm 2019 cho Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu “Vườn Di sản ASEAN”

Các đơn vị bảo tồn trong nước và quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu trao tặng một số món quà chúc mừng Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Vườn Di sản ASEAN là danh hiệu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được triển khai từ năm 2003 với mục đích bảo tồn toàn diện các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, mang tính độc đáo của khu vực ASEAN, với sự tham gia và ký kết của các bộ trưởng về môi trường của ASEAN.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.