WB cung cấp gói tín dụng hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19

Khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 thông qua các cải cách chính sách nhằm tăng cường mức độ bao trùm tài chính và nâng cao khả năng thích ứng.

WB cung cấp gói tín dụng hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết vừa ký với Chính phủ Việt Nam hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19 thông qua các cải cách chính sách nhằm tăng cường mức độ bao trùm tài chính và nâng cao khả năng thích ứng với môi trường.

“Trên tinh thần đối tác lâu dài, tin cậy và hiệu quả, chúng tôi tự hào được hỗ trợ Việt Nam vào thời điểm nền kinh tế đang phục hồi sau cú sốc lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua và khi đại dịch vẫn còn nhiều bất ổn,” Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết, đồng thời bày tỏ tin tưởng các hành động chính sách có được trên cở sở những hỗ trợ của khoản vay này sẽ không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi ngắn hạn sau cuộc khủng hoảng COVID-19 mà còn mang lại lợi ích về lâu dài cho Việt Nam.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới , khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD sẽ được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong thời hạn 30 năm với thời gian ân hạn là 5 năm. Khoản tín dụng này nhằm khuyến khích cải cách chính sách theo hai trụ cột.

Trụ cột thứ nhất hỗ trợ sự phục hồi kinh tế mang tính bao trùm thông qua giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính của các nhóm dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách giới tại nơi làm việc và thúc đẩy tài chính toàn diện.

Trụ cột thứ hai góp phần vào việc “xanh hóa” các chính sách thương mại, thúc đẩy chính phủ điện tử và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 27/12, Ngân hàng Thế giới bày tỏ sự đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái nhanh chóng trong những tháng gần đây để thực hiện những cải cách trên.

Việc phê duyệt giấy phép triển khai sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ (mobile money) và mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống hóa đơn điện tử ở các tỉnh, thành phố lớn là những ví dụ điển hình.

Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới, tổ chức chuyên cung cấp các khoản vay ưu đãi dành cho các quốc gia có thu nhập thấp, là cơ quan cung cấp khoản tín dụng trên.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Việt - Lào đã tạo được thương hiệu uy tín, là cầu nối xây đắp tình đoàn kết hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh – Khăm Muồn và 2 nước Việt Nam – Lào.
Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Trao đổi với Báo Hà Tĩnh ngay sau Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng phân tích những dư địa, động lực tăng trưởng mới và những bước đi chiến lược trên lộ trình hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Chồng mất sớm, gia cảnh khó khăn, chị Hoàng Thị Huyên (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành tấm gương sáng cho chị em phụ nữ học tập.
Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

20 năm đóng chân trên đất nước Triệu Voi, Công ty TNHH MTV Việt - Lào (Vilaco) đã tạo được nền móng vững chắc, góp phần tô thắm tình hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh - Khăm Muồn và 2 nước Việt - Lào.