WHO cảnh báo phun thuốc khử trùng ngừa Covid-19 có thể gây “hại nhiều hơn lợi”

(Baohatinh.vn) - Việc phun thuốc khử trùng trên đường phố, như đã được thực hiện ở một số quốc gia, không loại trừ được virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe con người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.

WHO cảnh báo phun thuốc khử trùng ngừa Covid-19 có thể gây “hại nhiều hơn lợi”

Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng ở thủ đô Seoul ngày 4/3/2020. (Ảnh: Reuters)

Trong một tài liệu về làm sạch và khử trùng bề mặt để phòng chống Covid-19 được WHO công bố hôm 16/5, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết việc phun thuốc khử trùng trên đường phố có thể không hiệu quả.

“Việc phun hóa chất khử trùng không gian ngoài trời, như đường phố hoặc chợ..., không được khuyến cáo để diệt virus SARS-CoV-2 hoặc các mầm bệnh khác vì chất khử trùng có thể bị vô hiệu hóa bởi bụi bẩn và các chất khác trong không khí”, WHO giải thích.

“Bên cạnh đó, việc phun hóa chất khó có thể bao phủ đầy đủ tất cả các bề mặt để vô hiệu hóa mầm bệnh”, theo WHO.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đường phố và vỉa hè không được coi là “ổ dịch Covid-19”, thêm nữa, việc phun thuốc khử trùng có thể “nguy hiểm cho sức khỏe con người”.

Tài liệu của WHO cũng nhấn mạnh rằng việc phun thuốc khử trùng lên người là “không được khuyến khích trong mọi trường hợp”.

“Điều này có thể gây hại về thể chất, tinh thần nhưng lại không làm giảm khả năng lây nhiễm virus từ người nhiễm bệnh sang người thường thông qua các giọt liti hoặc tiếp xúc trực tiếp”, theo tài liệu. Xịt clo hoặc hóa chất độc hại khác lên người có thể gây kích ứng mắt và da, co thắt phế quản và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

WHO cũng đang cảnh báo không phun các chất khử trùng trên bề mặt các vật dụng trong nhà, vì theo một nghiên cứu cho thấy cách làm này không hiệu quả.

“Thay vào đó chúng ta chỉ nên dùng một miếng vải đã được ngâm trong chất khử trùng và lau các bề mặt”, WHO cho biết.

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19, cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người trên toàn thế giới kể từ khi xuất hiện vào cuối tháng 12 ở Trung Quốc, có thể tự bám vào bề mặt và vật thể.

Tuy nhiên, hiện tại không có thông tin chính xác nào về khoảng thời gian SARS-CoV-2 có thể bám vào các bề mặt và vật thể khác nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus này có thể tồn tại trên một số loại bề mặt trong vài ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những ước tính dựa trên thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm, hoàn hoàn khác với môi trường thực tế bên ngoài.

(Theo AFP)

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.