(Baohatinh.vn) - Hai bên đường ở thôn Xuân Phượng (xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đang được chính quyền và Nhân dân nơi đây trang trí bằng 100 bức họa về hình ảnh biển, đảo đầy ý nghĩa.
Con đường bích họa đang được xây dựng ở thôn Xuân Phượng (xã Thạch Kim, Lộc Hà)
Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của biển, đảo và tình yêu quê hương, xã Thạch Kim đã triển khai thực hiện những con đường bích họa mang chủ đề “Biển đảo yêu thương”.
Với đặc thù dân số đông, quỹ đất hạn hẹp, việc thực hiện những con đường bích họa giúp Thạch Kim tạo điểm nhấn cảnh quan trong xây dựng nông thôn mới.
Các bức bích họa nhằm thể hiện vẻ đẹp của biển đảo bằng những hình ảnh về hoạt động đánh bắt hải sản xưa và nay của ngư dân vùng Cửa Sót, về làng nghề nướng cá, vẻ đẹp trong lao động của ngư dân trên biển... Công trình do Hội Nông dân xã chủ trì thực hiện.
Một bức bích họa thể hiện công việc đánh bắt trên biển của ngư dân làng chài Thạch Kim
Con đường bích họa “Biển đảo yêu thương” đầu tiên sẽ được triển khai tại thôn Xuân Phượng, dài 550m, dự kiến gồm hơn 100 bức tranh.
Kinh phí thực hiện con đường này khoảng 120 triệu đồng, trong đó, nguồn ngân sách xã 60 triệu đồng, còn lại do người dân đóng góp.
Những bức họa sẽ giúp thế hệ trẻ thêm hiểu và yêu quê hương, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong mỗi người dân.
Dự kiến, sau khi hoàn thành con đường bích họa đầu tiên ở thôn Xuân Phượng (cuối tháng 9/2021), xã Thạch Kim sẽ tiến hành xây dựng 5 con đường tương tự ở 5 thôn còn lại.
Toàn bộ kinh phí để xây dựng những con đường bích họa “Biển đảo yêu thương” sẽ được xã trích ngân sách 50%, còn lại xã hội hóa 50%.
Dự kiến, thời gian tới, 6/6 thôn của xã Thạch Kim sẽ xây dựng mỗi thôn một con đường bích họa với chủ đề “Biển đảo yêu thương”.
Chúng tôi mong muốn những con đường bích họa sẽ là điểm nhấn để quảng bá hình ảnh đặc trưng về một làng quê nông thôn mới miền biển. Đồng thời nâng cao tình yêu, khẳng định chủ quyền cũng như ý thức giữ gìn biển đảo của Tổ quốc trong mỗi ngư dân.
Đây cũng là việc đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thạch Kim nhiệm kỳ 2020-2025 về chiến lược xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới đi vào cuộc sống.
Đại lễ được tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hằng năm vào rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Các hội thi được tổ chức trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân.
Chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi (quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã giành chiến thắng và trở thành vị “Vua” mới của chương trình “Vua tiếng Việt” mùa 3.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành niềm tự hào, là minh chứng cho sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử, của quê hương kể từ 95 năm “đời ta có Đảng”.
Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Điểm chung lớn nhất để Đại danh y Lê Hữu Trác và Đại thi hào Nguyễn Du trở thành danh nhân thế giới chính là tinh thần nhân văn cao cả được thể hiện trong cuộc đời, sự nghiệp của mình.
Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Ngay sau khoảnh khắc giao thừa - trong những phút giây thiêng liêng khi đất trời giao hòa, nhiều người dân Hà Tĩnh đã tới đền chùa để cầu một năm mới Ất Tỵ bình an, hạnh phúc.
Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Khắp các tuyến đường ở khu dân cư nông thôn mới Hòa Thịnh (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã ngập tràn không khí tết, sự no ấm, bình yên hiện hữu trong từng nếp nhà, ngõ xóm.
Đến với cảnh sắc rực rỡ tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp xuân Ất Tỵ 2025, du khách sẽ được tham gia hội thi viết thư pháp, xem biểu diễn ca trù, trò Kiều, bói Kiều...
Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Xuất phát từ tấm lòng tận tâm vì cộng đồng, bà Trần Thị Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tình nguyện gánh trên vai 2 trọng trách: Bí thư Chi bộ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh, danh tiếng quê hương càng lan tỏa, qua đó mang hình ảnh và con người Hương Sơn (Hà Tĩnh) đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn tất các điều kiện cần thiết, đảm bảo cho Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp.
Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.