Xảy ra 11 vụ cháy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cấp bách giữ rừng

(Baohatinh.vn) - Nắng nóng gay gắt, kéo dài trong thời gian qua đã gây ra 11 vụ cháy rừng, làm thiệt hại khoảng 22ha rừng trồng trên địa bàn Hà Tĩnh. Dự báo thời tiết nắng nóng, khô hạn vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng cao đòi hỏi chính quyền các cấp, ngành chức năng phải vào cuộc để phòng chống hiệu quả, cứu chữa kịp thời...

xay ra 11 vu chay chu tich ubnd tinh yeu cau cap bach giu rung

Vụ cháy rừng tại thôn 5, xã Sơn Bình (Hương Sơn) ngày 13/7/2016 khiến nhiều héc-ta thông và keo bị thiêu rụi.

Để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường thiên nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện/thành phố/thị xã, giám đốc các sở, thủ trưởng các ban/ngành cấp tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 và các chủ rừng có liên quan thực hiện ngay các nhiệm vụ cấp bách.

Trước hết, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở trong công tác PCCCR ở địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR; thanh tra, kiểm tra, rà soát bổ sung phương án PCCCR theo phương châm "4 tại chỗ" đảm bảo sát với thực tế; duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt thời gian nắng nóng.

Nghiêm cấm các chủ rừng, người dân địa phương tự ý xử lý thực bì bằng hình thức đốt lửa trong thời gian cao điểm nắng nóng" nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm, Chủ tịch UBND cấp huyện phải kịp thời xử lý nghiêm minh, kể cả việc điều tra, khởi tố hình sự theo quy định.

Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện phương án PCCCR các đơn vị cơ sở; chỉ đạo thực hiện triệt để phương châm "4 tại chỗ", nhằm chủ động và sẵn sàng ứng cứu, phát hiện, kịp thời xử lý các vụ cháy rừng khi mới phát sinh.

Sau các vụ cháy rừng phải bố trí lực lượng dập tắt hết tàn lửa, tổ chức khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy rừng; đồng thời họp rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến cháy rừng và tổng hợp báo cáo nhanh diễn biến tình hình vụ việc cháy rừng theo đúng quy định.

Trường hợp Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã không triển khai thực hiện, thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy rừng trên địa bàn phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2016; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng thực hiện nghiêm các biện pháp PCCCR. Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân và chủ rừng thực hiện tốt quy định về PCCCR; phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân, chủ rừng có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR, đặc biệt là việc xử lý thực bì bằng hình thức đốt lửa trong các đợt cao điểm nắng nóng;

Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tình hình thời tiết, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đến mọi người dân để người dân biết, chủ động phòng ngừa; cập nhật, tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị, diễn biến tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh, báo cáo kịp thời Trưởng Ban chỉ đạo và Chủ tịch UBND tỉnh;

Tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh triển khai phương án huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu cần chữa cháy rừng, trong các trường hợp xảy ra cháy lớn theo Phương án số 176/PA-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh;

Chỉ đạo các chủ rừng rà soát, bổ sung kịp thời các tồn tại trong việc thực hiện Phương án PCCCR năm 2016 đảm bảo chủ động sẵn sàng 4 tại chỗ, kịp thời tham gia chữa cháy rừng khi mới phát sinh, không để cháy lây lan sang diện rộng; bố trí đủ lực lượng tuần tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng ra vào rừng, trực canh gác lửa rừng, thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn trong PCCCR.

Công an tỉnh, BCHQS tỉnh, BCH BĐBP tỉnh rà soát quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đã ký kết; chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh theo Phương án số 176/PA-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra.

Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng (nếu có), xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục, phòng ngừa...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu khi có cháy rừng xảy ra, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã phải báo cáo kịp thời cho Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (ông Hoàng Quốc Huấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, điện thoại: 0913310611) để phối hợp, chỉ đạo và huy động lực lượng ứng cứu kịp thời trong trường hợp cần thiết.

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.