Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Sau 2 năm triển khai xây dựng, khu tái định cư cho người dân vùng ngập lụt xã Phương Mỹ (nay thuộc xã Điền Mỹ) của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng đón các hộ dân về nơi ở mới.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn phục vụ phòng, chống ngập lũ cho Nhân dân xã Phương Mỹ (nay thuộc xã Điền Mỹ) được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào năm 2017, do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Từ tháng 11/2020, dự án triển khai thi công khu tái định cư có tổng diện tích 21,6 ha với mức đầu tư hơn 41 tỷ đồng, với mục tiêu phục vụ tái định cư cho 165 hộ dân thường xuyên bị ngập lũ của 2 thôn Trung Thượng và Ấp Tiến, xã Phương Mỹ.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Trong ảnh: Nhà văn hóa trung tâm khu dân cư được xây dựng hoàn thiện, khang trang với diện tích 215 m2.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Dự án đầu tư xây dựng 9 tuyến đường mới với tổng chiều dài gần 3km và khoảng 2,6km mương thoát nước. Có hệ thống điện với các đường dây trung áp, trạm biến áp và đường dây hạ áp.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Mỗi hộ dân thuộc diện di dời sẽ được cấp 1 suất đất miễn phí để xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ với diện tích từ 360 - 390 m2. Còn đất ở tại nơi ngập lụt vẫn thuộc quyền sử dụng của các hộ nhưng phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tại, đã có 8 hộ dân đảm bảo các điều kiện và đồng ý di dời đến sinh sống tại khu tái định cư này.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Các hạ tầng khu tái định cư cũng đã cơ bản hoàn thiện, đảm bảo cho người dân đến nơi ở mới an toàn, ổn định.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Hiện nay, nhiều người dân mong sớm được hỗ trợ di dời đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống. Ông Nguyễn Văn Giáo (thôn Trung Tiến) chia sẻ: Căn nhà của gia đình ở gần sông Ngàn Sâu, hằng năm, lũ lụt ngập khoảng 1m, đỉnh điểm như năm 2010, cả căn nhà gần như ngập chìm trong nước lũ, bởi vậy, chúng tôi rất mong mỏi sớm được di dời đến nơi ở mới.

Xem khu tái định cư cho người dân vùng “rốn lũ” Hương Khê

Tương tự ông Giáo, mặc dù đã xây dựng nhà ở kiên cố nhưng ông Hồ Khả Hiền (thôn Thượng Sơn) vẫn thoải mái “dứt áo” để đến nơi ở mới. Ông Hiền cho hay, do lũ lụt hằng năm luôn tiềm ẩn nguy hiểm nên chúng tôi muốn rời nơi ở cũ để lên khu vực được bố trí tái định cư. Khu vực nhà cũ sẽ chuyển thành nơi sản xuất nông nghiệp, như vậy, người dân vừa đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ mà không ảnh hưởng nhiều đến kế sinh nhai.

Thời điểm dự án được phê duyệt, có hơn 250 hộ dân đăng ký tái định cư đến nơi ở mới. Tuy nhiên, nhiều hộ dân không còn đảm bảo các điều kiện được ưu tiên tái định cư do đã xây dựng nhà tránh lũ kiên cố tại nơi ở cũ. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó khăn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; một số hộ khó khăn về kinh tế để xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ tại khu tái định cư... Vì thế, công tác di dời các hộ dân lên nơi ở chậm tiến độ.

Xã đang kiến nghị lên các cấp để mở rộng đối tượng được xét ưu tiên vào khu tái định cư trên toàn xã theo địa giới hành chính sau sáp nhập (theo phê duyệt, dự án nhằm phục vụ người dân xã Phương Mỹ cũ); hỗ trợ người dân một phần kinh phí di dời. Tiếp đó, địa phương sẽ rà soát, xét duyệt đối tượng để sớm “lấp đầy” khu tái định cư...

Nguyễn Trọng Anh
Phó Chủ tịch UBND xã Điền Mỹ

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.