Xin đừng chữa bệnh theo “bí kíp” của bà!

(Baohatinh.vn) - Cháu bé 23 tháng tuổi (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) khóc ngằn ngặt trong vòng tay bà nội. Bà nội thất thần, ôm chặt cháu không ngừng xúy xoa “Bà xin lỗi! Bà xin lỗi! Vì bà, tại bà, cháu ơi!...

Thấy cháu cứ lấy tay bứt, gãi tai và kêu đau, bà nội theo kinh nghiệm của mình “tự chế” đơn thuốc đặc biệt bằng nước vôi sống. Bà thật thà: Mọi hôm tôi cũng bị côn trùng chui vào tai, đổ nước vôi vào tai thấy khỏi nên khi cháu bị như vậy tôi cũng áp dụng. Ai ngờ…

Xin đừng chữa bệnh theo “bí kíp” của bà!

Việc tự lấy ráy tai cho con là điều tuyệt đối không nên làm.

Khi thấy cháu không đỡ, lại đau đớn và quấy khóc nhiều hơn, bà nội và bố mới tất tả bắt xe buýt từ huyện Kỳ Anh ra TP Hà Tĩnh để khám. Khi đến phòng khám chuyên khoa Tai –Mũi – Họng, bác sĩ phải vất vả mới rửa sạch được lớp vôi bột đóng kín nơi ống tai. Sau khi soi tai, thăm khám, cháu bé bị viêm ống tai ngoài và viêm màng nhĩ; phải uống và bôi thuốc dài ngày, cứ 2 ngày phải đến làm sạch tai một lần.

Trường hợp khác, bố mẹ, ông bà tự lấy ráy tai ở nhà cho con là việc làm hoàn toàn không tốt mà hầu hết mọi người không hề hay biết. Được biết, ráy tai sinh ra là để bảo vệ ống tai, lót bên trong lòng ống tai giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn và vi nấm phát triển. Nếu lấy đi ráy tai sẽ làm mất hàng rào bảo vệ, làm trầy xước ống tai, thủng màng nhĩ, dễ khiến vi trùng, nấm mốc xâm nhập gây viêm ống tai.

Hơn nữa, khi tự lấy ráy tai không đúng cách ở nhà, bố mẹ vô tình gây tổn thương tai cho con. Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Bá Sang – Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thông tin: “Trung bình mỗi tháng có ít nhất 4 bé bị thủng màng nhĩ khi đến khám tại phòng khám do lấy ráy tai không đúng cách.”

Xin đừng chữa bệnh theo “bí kíp” của bà!

Cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa nếu trẻ có dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa Internet

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Bá Sang khuyến cáo: “Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng khó hợp tác tác trong điều trị các bệnh nói chung và tai mũi họng nói riêng. Nên khi bé có dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế, cơ sở chuyên khoa tuyến huyện trở lên để thăm khám và điều trị, tránh những trường hợp đáng tiếc.

Đặc biệt, riêng đối với tai trẻ em, người lớn không nên tự ý đổ nước, dung dịch lạ vào tai khi trẻ kêu đau vì dễ gây bội nhiễm, nhiễm trùng; không nên lấy ráy tai vì dễ gây trầy xước, chảy mủ, rách màng nhỉ.”

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.