Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Thủy sản vẫn dẫn đầu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông tiếp tục căng thẳng; ngư dân ta ở một số ngư trường truyền thống vẫn bị tàu Trung Quốc uy hiếp, ngăn cản khi khai thác, đánh bắt.


Khai thác bị ảnh hưởng từ Biển Đông


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2014, thủy sản vẫn là mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 đạt 536 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty TNHH Thông Thuận, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty TNHH Thông Thuận, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Danh Lam - TTXVN


Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường tiêu thụ lớn khác cũng đều tăng mạnh như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 8,36%; 45,92% và 51,74%.


Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám: Ngành thủy sản đã tiếp tục tăng cường hoạt động nuôi trồng, kiểm soát tình hình dịch bệnh và chủ động giống cũng như đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại các vùng trọng điểm”.


Trong lĩnh vực khai thác, các đơn vị đã tập trung đảm bảo an toàn cho ngư dân đánh bắt bình thường trên biển và chuẩn bị tốt phương án hậu cần, ông Tám cho biết thêm.


Theo bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Tổng cục Thủy sản), 6 tháng đầu năm, tình hình thời tiết, nguồn lợi khá thuận lợi cho khai thác thủy sản, giá xăng dầu và giá hải sản nguyên liệu tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho ngư dân khai thác hải sản thuận lợi.


“Tuy nhiên, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, đặc biệt việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành bất hợp pháp lệnh cấm đánh bắt và việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong khu vực vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5/2014 đã ảnh hưởng đến hoạt động trên bỉển của ngư dân. Các tàu Trung Quốc có những hành động uy hiếp, ngăn cản, phá hoại tài sản của ngư dân ta, làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, khai thác hải sản trên biển của bà con”, bà Nguyệt cho biết thêm.


Trước những diễn biến phức tạp trên ngư trường, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo hướng dẫn ngư dân các biện pháp phòng tránh rủi ro và động viên ngư dân yên tâm bám biển.


Kiên cường bám biển


Theo Tổng cục Thủy sản, trong hoạt động khai thác, ngay từ đầu năm, công tác chỉ đạo ra quân được triển khai đồng bộ, tạo khí thế sản xuất cho ngư dân. Hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển chủ quyền của ta tiếp tục được duy trì bình thường ngay cả khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt bất hợp pháp.


“Trung Quốc đã leo thang trên Biển Đông với việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam, ngăn cản tàu của ngư dân ta khai thác hải sản. Lực lượng kiểm ngư đã phối hợp với cảnh sát biển thực thi pháp luật, bảo vệ ngư dân và quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc”, ông Lưu Văn Huy, Chánh Văn phòng Tổng cục Thủy sản cho biết.

“Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi tình hình an ninh trên biển, động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất theo mô hình tổ đội”, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tổng cục Thủy sản cho biết.

Đề cập đến hoạt động của lực lượng kiểm ngư trong thời gian tới, ông Lưu Văn Huy, Chánh Văn phòng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Lực lượng kiểm ngư sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm soát vùng biển. Tổ chức trực 24/24 giờ , tiếp nhận thông tin đường dây nóng để xử lý kịp thời diễn biến trên biển; phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát biển, các lực lượng khác để bảo vệ ngư dân; đồng thời tuyên truyền, xua đuổi tàu, các phương tiện khác của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam”.

Nghị định về chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân sẽ được Chính phủ ban hành. Trên cơ sở đó, Tổng cục sẽ tập trung xây dựng Thông tư hướng dẫn, để Nghị định sớm đi vào thực tế, mang lại hiệu quả sản xuất cho ngư dân”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết.

Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng về giá trị của ngành nông nghiệp là 3,4% (cùng kỳ năm trước là 2,4%), trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5%; lâm nghiệp tăng 6%; thủy sản 6%. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đạt 14,88 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 7,17 tỷ USD, tăng 6,9%. Thặng dư thương mại của ngành đạt 4,5 tỷ USD. Đó là những tín hiệu cho thấy, tăng trưởng ngành nông nghiệp đã có sự cải thiện rõ rệt.
Theo Baotintuc

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.