Bản Rào Tre được mùa lúa giống mới

(Baohatinh.vn) - Qua gần 3 tháng gieo trồng, đến nay, các hộ dân tộc Chứt (xã Hương Liên, Hương Khê) đã thu được 2 tạ/sào. Đây là kết quả đáng phấn khởi đối với bà con khi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất hạn chế, địa hình vùng núi khó canh tác.

ban rao tre duoc mua lua giong moi

ban rao tre duoc mua lua giong moi

Chiều 19/9, Đoàn thanh niên Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh tổ chức thu hoạch giống lúa mới giúp bà con dân tộc Chứt

Trước đó, vào cuối tháng 6, Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tĩnh đã trao tặng giống lúa mới N25 ngắn ngày (85-90 ngày) trên diện tích 2ha đất ruộng cho bà con dân tộc Chứt gieo trồng. Đây là giống lúa mới, bản quyền của công ty, đã qua khảo nghiệm từ vụ Xuân năm 2014.

ban rao tre duoc mua lua giong moi
ban rao tre duoc mua lua giong moi

Qua gần 3 tháng gieo trồng, đến nay, các hộ dân tộc Chứt (xã Hương Liên, Hương Khê) đã thu được 2 tạ/sào. Sau kết quả của đợt hỗ trợ giống lúa mới N25, công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về giống lúa và cách gieo trồng để giúp bà con dễ dàng tiếp thu và áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất.

Ông Hồ Pắc chia sẻ: “Qua đợt gieo trồng lúa này, người dân Chứt có thêm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ, làm theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ thì sẽ mang lại kết quả tốt. Bà con dân tộc Chứt rất vui mừng vì không chỉ được Công ty tặng giống lúa, tận tình chỉ dạy kĩ thuật mà còn tham gia thu hoạch lúa cho bà con.”

Đọc thêm

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Những tuyến đường bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt xen lẫn những hàng bưởi đặc sản trĩu quả… là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi tích cực ở thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.
Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng “tấm thẻ bài” OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) còn liên kết xuất khẩu hải sản, bao tiêu nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngư dân vùng cửa biển.
Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Luôn đặt đời sống của hội viên lên hàng đầu, chị Nguyễn Thị Hồng – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nhân Phong, xã Gia Hanh (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã giúp nhiều chị em thoát nghèo.
OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

Được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm cu đơ Thành Đạt (xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho cơ sở.
Nho "quý tộc" bén đất đồi Vũ Quang

Nho "quý tộc" bén đất đồi Vũ Quang

Mô hình trồng nho mẫu đơn của anh Nguyễn Thế Hoàn ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên địa bàn.