Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá, chi phí đầu tư thấp!

(Baohatinh.vn) - Thành công của mô hình nuôi cá rô phi Đường Nghiệp thâm canh đầu tiên ở xã Đức Thanh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mở hướng đi mới cho người dân nơi đây trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá, chi phí đầu tư thấp!

Mô hình cá rô phi đường nghiệp ở gia đình chị Phạm Thị Hương (ở xã Đức Thanh, Đức Thọ)

Gia đình chị Phạm Thị Hương (xóm Mới, xã Đức Thanh, Đức Thọ) đang tiến hành thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp. Nhiều người dân nuôi cá ở đây tò mò tìm đến xem loài giống cá đầu tiên được đưa về đây nuôi cho hiệu quả thế nào. Những mẻ lưới kéo lên từng con cá nặng 0,6 –0,8 kg quẩy mạnh trong lưới khiến ai nấy đều thán phục.

Chị Hương cho biết: Trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của gia đình chị có tổng diện tích hơn 2 ha. Trong đó, 0,5 ha diện tích mặt nước nuôi các loại giống cá nước ngọt như: Trắm, trôi, mè, chép... Vào đầu tháng 4 /2019, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ một phần chi phí, kỹ thuật, chị "thử sức” nuôi cá rô phi Đường Nghiệp.

Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá, chi phí đầu tư thấp!

Sau 5 tháng thả nuôi, gia đình tiến hành thu hoạch...

Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá, chi phí đầu tư thấp!

... với tỷ lệ sống gần 90%

Bước đầu, chị thả nuôi 20.000 con cá giống có kích cỡ 4 – 6 cm. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật cá có tỷ lệ sống gần 90%, sản lượng đạt hơn 10 tấn.

Với sản lượng trên, chị Hương thu về hơn 330 triệu đồng, lãi gần 50 triệu đồng.

“Qua thực tế theo dõi tốc độ tăng trưởng về khối lượng cho thấy, cá có tốc độ lớn nhanh, thân dày, cân đối, tỷ lệ thịt cao, màu sắc tươi sáng. Thương lái đánh giá cao về chất lượng đàn cá của tôi. Thành công của mô hình khi đưa đối tượng nuôi mới vào sản xuất có hiệu quả giúp gia đình tôi tăng thu nhập trên cùng một diện tích mặt nước” - chị Hương phấn khởi nói.

Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá, chi phí đầu tư thấp!

Cá đạt trọng lượng bình quân 0,6 - 0,7 kg/con

Theo anh Trương Huy Dũng - cán bộ chủ trì mô hình, cá rô phi Đường Nghiệp là loài dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật nuôi không quá khó, con giống chủ động, giá bán phải chăng, chất lượng thịt tốt, dễ chế biến nên rất được người tiêu dùng lựa chọn.

Những năm gần đây, nhiều mô hình nuôi cá rô phi thâm canh đã phát huy có hiệu quả tại các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi chọn xã Đức Thanh xây dựng mô hình trình diễn là để nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập, tìm hướng đi mới cho địa phương trong xây dựng NTM.

Cá rô phi Đường Nghiệp dễ nuôi, lãi khá, chi phí đầu tư thấp!

Cá rô phi đường nghiệp thân dày, thịt ngon được khách hàng ưu chuộng

Bí thư Đảng ủy xã Đức Thanh Nguyễn Tiến Đạt cho biết: Đức Thanh là xã thuần nông, đời sống người dân còn thấp. Kết quả từ thí điểm nuôi cá rô phi Đường Nghiệp tạo đà khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nhằm tăng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.