“Khơi thông” Nghị định 67: Lực đẩy tàu vỏ thép xa khơi!

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ, đến cuối tháng 7/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt danh sách đối với 21 tàu (chủ tàu), trong đó có 19 tàu khai thác, 2 tàu dịch vụ, đều là tàu vỏ thép. Tính đến 31/12/2017, các ngân hàng trên địa bàn đã nhận hồ sơ vay vốn của 16 chủ tàu, trong đó đã giải quyết cho vay 11 tàu, từ chối cho vay 4 tàu và đang trình cấp trên thẩm định 1 tàu...

khoi thong nghi dinh 67 luc day tau vo thep xa khoi

Tàu vỏ thép của anh Nguyễn Lưu Truyền (xóm Hội Thủy, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh rẽ sóng xa khơi. Ảnh: Hà Đậu

Chủ trương đóng tàu vỏ thép cho ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ được đánh giá là đúng đắn, nhưng sau hơn 3 năm thực hiện lại gặp rất nhiều vướng mắc. Vì vậy, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2018/NĐ-CP (NĐ 17) sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/3/2018.

Ông Nguyễn Huy Tiến - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh, cho biết, trong quá trình triển khai NĐ 67, Hà Tĩnh cũng như các tỉnh, thành trong cả nước đều gặp một số vướng mắc. Cụ thể, chính sách chưa quy định bao quát hết các trường hợp cụ thể phát sinh trong thực tiễn, như: Chưa quy định trường hợp chủ tàu được vay để mua lại tàu đóng mới; chưa quy định việc cho vay bổ sung trong trường hợp chủ tàu có nhu cầu chuyển đổi nghề đối với tàu và ngư lưới cụ đã vay (hiện có 1 chủ tàu tại huyện Lộc Hà do lựa chọn nghề ban đầu không phù hợp nên hoạt động không hiệu quả, có nhu cầu vay để chuyển đổi nghề, ngư lưới cụ với kinh phí hàng tỷ đồng) nhưng NĐ không quy định đối tượng này nên chưa thực hiện được.

Ngoài vướng mắc của NĐ 67, đang còn không ít vướng mắc từ phía chủ tàu. Theo đó, việc hoàn chỉnh hồ sơ kinh tế, kỹ thuật có liên quan đến phương án SXKD, đến phương án đề nghị vay vốn của một số chủ tàu thường chậm, chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu theo quy định trong quy chế cho vay của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn lớn (bình quân 15 tỷ đồng/tàu, riêng tàu dịch vụ gần 30 tỷ đồng/tàu) nhưng các thông tin về kinh tế, năng lực kỹ thuật, trình độ quản lý,... còn thiếu cụ thể, thiếu cơ sở thực tiễn, chưa đáp ứng các tư liệu để phục vụ việc thẩm định, đánh giá tính hiệu quả, khả thi đối với một khoản vay giá trị lớn.

khoi thong nghi dinh 67 luc day tau vo thep xa khoi

Đóng mới tàu cá là nhu cầu chính đáng nhưng quá trình lập phương án sản xuất kinh doanh đến khi đủ điều kiện để vay vốn phải qua nhiều công đoạn, gây khó khăn cho ngư dân. Ảnh: Thanh Hoài

Đóng mới tàu cá là nhu cầu làm ăn chính đáng của chủ tàu, quá trình từ khi lập phương án SXKD đến khi đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng phải qua nhiều công đoạn: Lập phương án SXKD trình; lựa chọn, trình duyệt thay đổi thiết kế tại Tổng cục Thủy sản; lập và thẩm định tổng mức đầu tư của dự án; liên hệ, lựa chọn nơi đóng tàu... Tất cả các công việc đòi hỏi phải phát sinh chi phí để thực hiện (có chủ tàu phải chi hàng trăm triệu đồng). Bên cạnh đó, việc quản lý nguồn thu bán sản phẩm để thu nợ rất khó khăn, tính tự giác trả nợ của một số chủ tàu còn hạn chế.

Để tháo gỡ những vướng mắc, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành NĐ 17 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67. NĐ 17 bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế; chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản.

Đặc biệt, khi đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu được hỗ trợ một lần sau đầu tư 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu (đối với tàu trên 1.000 CV) và không quá 6,7 tỷ đồng (đối với tàu 800 - 1.000 CV). Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư để đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên thực hiện đến hết ngày 31/12/2020.

Tại NĐ 17, cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới nhưng không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ.

“Những điểm mới được bổ sung, sửa đổi tại NĐ 17 nhằm tháo gỡ vướng mắc của NĐ 67 và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm rõ NĐ cũng như trách nhiệm trả nợ đối với các khoản vay theo NĐ 67” - ông Nguyễn Huy Tiến cho biết thêm.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.