Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

(Baohatinh.vn) - Đều đặn 2 lần sáng - chiều mỗi ngày, chị Hồ Thị Huệ (thôn Trung Sơn, xã Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại qua nhà bên để vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ và lo cơm nước cho người hàng xóm tật nguyền.

Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

Chị Võ Thị Cảnh (bên phải) một phụ nữ tật nguyền, được chị Hồ Thị Huệ chăm sóc suốt 11 năm qua.

Chị Đậu Thị Hiền (49 tuổi) ở thôn Trung Sơn (Hồng Lộc, Lộc Hà) chia sẻ: “Bản thân chị Huệ công việc không có lúc ngơi nghỉ, chị Võ Thị Cảnh lại không phải họ hàng thân thích gì. Nhưng, suốt 11 năm trời, chị ấy chăm lo cho chị Cảnh như người thân của mình. Điều đó khiến chị em trong thôn ai cũng nể phục”.

Người mà chị Hiền nhắc tới đó là chị Hồ Thị Huệ, 48 tuổi. Suốt 11 năm qua, chị Huệ đã tình nguyện chăm sóc chị Võ Thị Cảnh - một phụ nữ tật nguyền ở cùng làng.

Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

Chị Hồ Thị Huệ, ở thôn Trung sơn (Hồng Lộc, Lộc Hà)

Chị Võ Thị Cảnh (50 tuổi) là một phụ nữ có hoàn cảnh éo le, sinh ra đã bị thiểu năng trí tuệ. Từ nhỏ cuộc sống của chị hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ.

11 năm trước, mẹ chị Cảnh qua đời, bố mất sau đó không lâu, chị sống cùng người anh trai công việc không ổn định thường đi làm ăn xa. Cuộc sống sinh hoạt của chị Cảnh gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó, chị Hồ Thị Huệ đã trở thành người nâng đỡ chị Cảnh trong sinh hoạt hằng ngày.

Ông Võ Đình Phong (52 tuổi) là anh trai chị Cảnh cho biết: “Tôi sức khỏe kém lại là đàn ông nên từ sau khi mẹ tôi mất thì việc chăm lo sinh hoạt cho em gái tôi đều một tay chị Huệ giúp đỡ. Tôi thực sự biết ơn chị ấy rất nhiều”.

Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

Là một người thiểu năng mọi sinh hoạt cá nhân của chị Cảnh đều trên tay người hàng xóm tốt bụng.

Ông Phong cũng cho biết, suốt 11 năm nay, mỗi ngày dù trời mưa hay nắng cứ đều đặn 2 lần sáng - chiều, chị Huệ lại qua nhà để vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ quần áo hay lo cơm nước... cho em gái ông. Tất cả những việc làm ấy đều xuất phát từ tình thương, sự tự nguyện của chị Huệ.

Chị Hồ Thị Huệ chia sẻ: “Dù chị Cảnh trí tuệ kém phát triển nhưng sinh lý vẫn bình thường nên cực nhất là những ngày “đến tháng” của phụ nữ. Những ngày đó, tôi phải hạn chế công việc để thăm nom nhiều hơn. Chuyện ngày “đèn đỏ” đối với phụ nữ bình thường đã vất vả với người thiểu năng thì tội lắm. Họ không biết xoay xở thế nào, đôi khi lại sợ hãi. Không chỉ thường xuyên vệ sinh cho chị ấy mà mình còn phải động viên, trấn an tinh thần nữa”.

Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

Chồng đi làm xa, việc chăm sóc người bố chồng trên 100 tuổi nằm liệt giường cũng một tay chị Huệ.

Hỗ trợ chăm sóc một người bình thường đã khó, việc tình nguyện “không công” chăm sóc một người thiểu năng suốt trong thời gian dài càng khó hơn, nhất là đối với một phụ nữ bận rộn như chị Hồ Thị Huệ.

Được biết, chồng chị Huệ công tác xa; 3 đứa con: 2 đứa lớn đã đi làm, 1 đứa còn học phổ thông. Bản thân chị Huệ ngoài việc thay chồng thường xuyên chăm sóc cho bố chồng trên 100 tuổi nằm liệt giường nhiều năm nay, chị còn một mình làm 10 sào lúa, 3 sào chè, nuôi 2 con bò và 1 đàn lợn. Công việc liền tay không phút nghỉ ngơi vậy nhưng lúc nào chị cũng vui vẻ, hòa nhã với mọi người.

Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

Chị em phụ nữ trong thôn đều mong muốn nhiều người biết đến những việc làm của chị Huệ.

Chị Nguyễn Thị Hương, Chi hội trưởng Hội LHPN thôn Trung Sơn, bày tỏ: “Những việc làm của chị Huệ luôn là chủ đề trong các cuộc sinh hoạt phụ nữ ở thôn chúng tôi.

Mọi người đều xem chị ấy như tấm gương đạo hiếu và ứng xử trong cuộc sống. Chúng tôi rất mong muốn nhiều chị em khác biết đến những việc tử tế mà chị ấy đã làm”.

Người phụ nữ ở Hà Tĩnh 11 năm chăm sóc hàng xóm tật nguyền

“Cõng” một lúc nhiều phần việc trên vai nhưng chị Huệ luôn lạc quan và vui vẻ với mọi người.

Nói về những việc mình làm, chị Hồ Thị Huệ chia sẻ: “Đối với tôi, việc chăm sóc bố chồng là đạo hiếu của người làm con, còn giúp đỡ chị Cảnh là vì tôi nghĩ phụ nữ với nhau gặp hoàn cảnh éo le như thế sao mình làm ngơ được".

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.