Lãnh đạo tỉnh dự lễ gắn biển tên đường Danh nhân Lê Mậu Tài

(Baohatinh.vn) - Việc gắn biển đường phố mang tên danh nhân Lê Mậu Tài ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) là sự tri ân đối với người có đóng góp lớn cho quê hương, đất nước.

Sáng 17/8, UBND thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn) tổ chức lễ gắn biển tên đường phố mang tên danh nhân Lê Mậu Tài.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Trần Thế Dũng, lãnh đạo huyện Hương Sơn cùng đông đảo con cháu dòng họ Lê và bà con nhân dân địa phương tham dự.

z5739277839973_f7247e68d6dcaad43e12eaee02e4bf29.jpg
Đại biểu tham dự lễ

Đường Lê Mậu Tài có chiều dài 0,255km, rộng 12m nối từ đường Trần Kim Xuyến đến đường Nguyễn Lân, thuộc TDP 10 thị trấn Phố Châu.

Danh nhân Lê Mậu Tài (sinh năm 1616, mất năm Giáp Tuất 1694, tại thôn Kim Sơn, huyện Gia Lâm, nay là xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Lúc còn nhỏ, ông sống với bà cô có chồng là họ Nguyễn. Ông sớm biểu lộ tư chất thông minh và học giỏi nên vợ chồng bà cô đổi tên họ cho ông thành Nguyễn Mậu Tài.

Họ Nguyễn được ông dùng cho đến lúc trả ấn từ quan về với cuộc sống an bình tại Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, nay là xã An Hoà Thịnh, huyện Hương Sơn.

Năm Bính Tuất (1646), sau khi đỗ Tiến sỹ, ông được triều đình trọng dụng, làm nhiều chức quan. Mùa xuân năm Quý Sửu (1673), ông và Hồ Sỹ Dương được triều đình cử làm sứ thần sang nhà Thanh nộp lễ tuế cống và cáo phó việc tang Huyền Tông. Sau chuyến đi sứ về, ông được bổ dụng chức Phó Đô ngự sử rồi đến Thượng thư Bộ binh.

Sống và làm quan trong giai đoạn triều Lê - Trịnh đang có những mối bất hòa, người chính trực, ngay thẳng thì không được trọng dụng, kẻ xu nịnh ngày càng nhiều, cuộc sống của Nhân dân lầm than, khổ cực, đã nhiều lần, ông dâng biểu sớ nói lên sự thật cuộc sống của các quan lại trong triều đình và đời sống của người dân. Theo đó, ông bị một số quan lại đố kỵ và tìm cách hãm hại.

Tháng 8 năm 1682, Nguyễn Mậu Tài bị giáng chức. Không thể sống với vương triều đang mục nát, nhiều lần ông xin chúa Trịnh từ chức nhưng không được. Một thời gian sau, ông quyết định trả ấn từ quan cùng với một số con cháu di cư về vùng đất Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, huyện Hương Sơn sinh sống. Từ đây, ông lấy tên họ là Lê Mậu Tài và lập nên dòng họ Lê tại thôn Thịnh Xá.

Ông mất vào ngày 15 tháng 5 năm Giáp Tuất (1694). Để ghi nhớ công lao của ông, triều đình đã giao cho Nhân dân làng Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) và làng Thịnh Xá (Hương Sơn, Hà Tĩnh) lập đền thờ thờ ông. Về sau, các triều đại phong kiến đã có sắc phong ghi nhận công lao, ban cấp “Lộc điền” cho Nhân dân trong vùng để tế lễ ông.

z5739277651316_dae588f58b3e2b3e2cb332079404ada1.jpg
Đường Lê Mậu tài tại TDP 10 thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn.

Ngày nay, đền thờ Lê Mậu Tài được chính quyền địa phương cùng con cháu trong dòng họ tôn tạo, tu bổ, ngày càng khang trang, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, khích lệ lòng tự hào dân tộc để xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.

Việc đặt tên đường đảm bảo tương xứng với từng địa danh, tên tuổi và công lao cống hiến của các vị danh nhân trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tình yêu quê hương cho các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Chủ đề Báo Nhân Dân

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.