"Tái hiện" đời sống người Việt cổ trên đất Hà Tĩnh 3.000 năm trước

(Baohatinh.vn) - Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Hà Tĩnh đang tích cực chuẩn bị cho trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", dự kiến khai trương, mở cửa trong tháng 3/2025.

Trước đó, trong năm 2020 -2021 , chuyên đề cũng đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tiến hành trưng bày tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

154d4223034t53547l0.jpg
Bảo tàng Hà Tĩnh.

Di tích Bãi Cọi, xã Xuân Viên thuộc quần thể di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), đã được Bộ VH-TT&DL ký quyết định công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 2014 .

Được phát hiện từ năm 1974, đến nay, Bãi Cọi đã trải qua nhiều đợt nghiên cứu và khai quật. Trong đó, đáng chú ý nhất là các đợt khai quật do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh vào các năm 2008, 2009 và với Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc năm 2012.

Di tích khảo cổ học Bãi Cọi là một quần thể mộ táng được phân bố trên diện tích rộng lớn với hai loại hình mộ chính: mộ chum và mộ huyệt đất.

a1.jpg
Di tích Bãi Cọi tại xã Xuân Viên (Nghi Xuân). Ảnh tư liệu của Đậu Hà.

Vào khoảng thế kỷ VII TCN, trên lãnh thổ nước ta đã hình thành ba trung tâm văn hoá tiêu biểu, là cơ sở hình thành nên các nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc; Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, cơ sở hình thành Vương quốc Champa; Văn hóa Đồng Nai – Óc Eo, cơ sở hình thành Vương quốc Phù Nam.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, Bãi Cọi là di tích khảo cổ học đặc biệt, mang đặc trưng của hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thời Sơ sử ở Việt Nam, từ hơn hai nghìn năm về trước.

bqbht_br_a4.jpg
Không gian trưng bày các hiện vật của chuyên đề được các chuyên gia thiết kế ánh sáng đậm chất liêu trai, gợi nhớ về thời tiền sử của người Việt cổ.

Tiến sỹ Trần Phi Công - Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết: "Điểm lý thú tạo nên giá trị đặc biệt của di tích Bãi Cọi là trong các mộ chum (thuộc văn hóa Sa Huỳnh) có các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn. Ngược lại, trong các mộ huyệt đất (thuộc văn hóa Đông Sơn) lại bắt gặp các hiện vật mang đặc trưng văn hoá Sa Huỳnh và cả những hiện vật thuộc văn hoá đồ sắt Trung Quốc. Điều đó cho thấy, vùng đất này nói riêng và Hà Tĩnh từ thời Sơ sử đã là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn".

Chuyên đề trưng bày “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa” sẽ giới thiệu tới người dân Hà Tĩnh và đông đảo công chúng hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh trưng bày. Trong đó, tập trung vào 3 chủ đề chính: "Bãi Cọi - Hành trình khám phá", "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa" và "Hợp tác quốc tế giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Hà Tĩnh và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc".

bqbht_br_a3.jpg
bqbht_br_a5.jpg
bqbht_br_a6.jpg
Một số hiện vật như mộ đất song táng thể hiện Văn hóa Đông Sơn và mộ chum thể hiện Văn hóa Sa Huỳnh, các khí cụ của cư dân cổ... được trưng bày trong chuyên đề.

Trong đó, ở chủ đề "Bãi Cọi - Hành trình khám phá", các hiện vật, hình ảnh sẽ giúp khán giả hình dung vị trí địa lý, các mốc thời gian phát hiện và tiến hành khảo cổ khai quật, tìm hiểu về di tích. Chủ đề này giúp khán giả hình dung đời sống của cư dân cổ trên đất Hà Tĩnh với các hiện vật như: như: Nạo, chày nghiền, bàn mài, cuốc, rìu có vai,… niên đại cách ngày nay khoảng 6.000 - 3.500 năm.

Chủ đề Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa" gồm nhiều hiện vật, tư liệu hình ảnh như: mộ chum, mộ huyệt đất cùng đồ gốm tùy táng... cho thấy Bãi Cọi nằm ở nơi tiếp giáp cực nam của văn hóa Đông Sơn và cực bắc của văn hóa Sa Huỳnh.

Cuối cùng là những hình ảnh về quá trình hợp tác giữa Hà Tĩnh với Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc trong quá trình khám phá giá trị văn hóa của di tích Bãi Cọi...

bqbht_br_a7.jpg
Cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh giới thiệu với du khách tham quan chuyên đề "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa".

Là một trong những vị khách đầu tiên tham quan sớm chuyên đề trưng bày, sinh viên Trần Ngọc Sơn - Khoa Lịch sử (Trường Đại học KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, tôi cảm thấy tự hào về bề dày truyền thống của quê hương mình. Nhất là thông qua khám phá những hiện vật, tư liệu từ chuyên đề "Bãi cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", cho thấy Hà Tĩnh không chỉ là vùng đất cổ có cư dân sinh sống cách đây 5.000 - 6.500 năm mà thời đại ấy, mảnh đất này là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn, cơ sở để hình thành nên những nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam sau này. Đối với thế hệ trẻ như tôi, chuyên đề không chỉ giúp bổ sung kiến thức lịch sử mà còn là niềm tự hào về bề dày truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh, là động lực để phấn đấu trong học tập và cống hiến".

Với sự tích cực chuẩn bị, đến thời điểm này, chuyên đề "Bãi cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa" đã được Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp hoàn tất, dự kiến sẽ mở cửa đón khách vào giữa tháng 3/2025.

bqbht_br_a8.jpg
Dự kiến, chuyên đề trưng bày sẽ được Bảo tàng Hà Tĩnh chính thức mở cửa đón khách vào giữa tháng 3/2025.

Với nhiều giá trị to lớn, không chỉ dịp này, sắp tới "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa" sẽ được chúng tôi tổ chức thành chuyên đề trưng bày thường xuyên tại bảo tàng. Qua đó, mong muốn chuyên đề sẽ là nơi tham quan, tìm hiểu và học tập của du khách, nhất là các đoàn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, giúp các em có thêm nhận thức về vị trí, vai trò và giá trị của di sản Bãi Cọi trong diễn trình lịch sử, văn hóa Việt Nam. Đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của các nhà khảo cổ học trong việc góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Ông Đậu Khoa Toàn - Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.