Đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu

(Baohatinh.vn) - Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.

Sáng 14/3, UBND huyện Can Lộc phối hợp với xã Kim Song Trường và dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu long trọng tổ chức đón bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu.

Tham dự buổi lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện Can Lộc.

bqbht_br_a1.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Danh nhân Nguyễn Huy Tựu (1690 -1750) quê tại làng Trường Lưu nay là xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh). Cuộc đời Nguyễn Huy Tựu là tấm gương sáng về ý chí học hành, làm quan cần mẫn, thanh liêm. Ông đỗ Hương cống (1713), đỗ Tuế khoa (khoa thi dành cho quan lại như kiểu Hoành từ, Sĩ vọng) vào năm Đinh Dậu (1717), sau đó dự thi Hội, đỗ Tam trường và ra làm quan.

Nguyễn Huy Tựu nhiều lần tham gia chiến trận dưới sự chỉ huy của Tể tướng Nguyễn Nghiễm và được phong sắc chức tước của triều đình: năm 1749 ông được phong chức Thiêm sự, tước là Khiết Nhã nam, cùng năm đó làm Tham chính Thái Nguyên. Năm 1767, ông được thăng chức Tả Thị Lang Bộ Công, lại được tặng hàm Thượng thư Bộ Công, tước là Khiết Nhã hầu và được gia tặng tước vương Anh liệt Đại vương. Đến triều Nguyễn ông được phong Dực bảo Trung Hưng Đôn ngưng Tôn thần.

bqbht_br_a2.jpg
Ông Trần Mạnh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc đọc diễn văn khai mạc buổi lễ.

Bên cạnh tham gia chính sự, Nguyễn Huy Tựu còn là một tác gia văn học trong dòng văn Nguyễn Huy - Trường Lưu. Tác phẩm nổi bật nhất là cuốn sách “Tính lý toản yếu” gồm 612 trang chữ Hán, hiện lưu giữ ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và tư gia con cháu dòng họ Nguyễn Huy. Đây là sách ông soạn dùng để dạy học sau đó được Nguyễn Huy Oánh khắc in dạy học. Nguyễn Huy Tựu là 1 trong 5 tác giả của Mộc bản trường học Phúc Giang - được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức Thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2016.

Cuộc đời Nguyễn Huy Tựu bên cạnh tấm gương về ý chí học hành, làm quan mẫn cán, thanh liêm đóng góp nhiều công lao to lớn cho đất nước, còn là tấm gương về giáo dục con cái. Ông có 6 người con (5 con đẻ và một con nuôi) đều thành đạt, trong đó có hai người đỗ tiến sĩ và là tác gia văn học nổi tiếng gồm: Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn Huy Quýnh. Cả 6 người đều làm quan từ Phó sứ đồn điền tới Thượng thư, trong đó có 2 người sau được tặng tước vương là: Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn Huy Cự. Gia đình ông 3 người được triều Lê tặng tước vương và triều Nguyễn phong tặng là thần, là một trong những gia đình danh gia vọng tộc hiếm có ở vùng Nghệ Tĩnh.

bqbht_br_g6.jpg
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, lãnh đạo Sở VH-TT&DL, lãnh đạo huyện Can Lộc trao Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu cho chính quyền địa phương và đại diện dòng họ Nguyễn Huy- Trường Lưu.

Với những công lao to lớn của Nguyễn Huy Tựu, phần mộ của ông đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2012. Ngày 20/11/2024, Bộ VH-TT&DL đã xếp hạng mộ Nguyễn Huy Tựu là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với các danh nhân văn hoá của dân tộc, sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân, tiếp nối mạch nguồn văn hoá của dân tộc, làm dày thêm truyền thống và trang sử hào hùng của quê hương núi Hồng sông La.

bqbht_br_a4.jpg
Sau lễ đón nhận, chính quyền địa phương và con cháu dòng họ Nguyễn Huy- Trường Lưu đã tổ chức rước Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia về nhà thờ dòng họ tại xã Kim Song Trường (Can Lộc).

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.