Nhớ mãi Lê Hàm, người nhạc sĩ của những bài hát nổi tiếng về xứ Nghệ

(Baohatinh.vn) - Tin nhạc sĩ Lê Hàm - tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng về xứ Nghệ bằng âm hưởng dân ca ví, giặm đã qua đời vào tối 18/9 tại TP Vinh (Nghệ An) khiến nhiều bạn bè văn nghệ sĩ Hà Tĩnh hết sức hẫng hụt, tiếc thương.

Dòng nước sông La vẫn xanh trong, mềm mại, như gái Lam Hồng hiền hậu, thủy chung/Đẹp lắm ai ơi gái sông La, Hồng Lĩnh. Xô viết quê mình gái nỏ kém chi trai... Những ca từ và âm hưởng bài hát “Gái sông La” do nhạc sĩ Lê Hàm sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mỹ vang lên khắp một dải quê hương trong thời lửa khói đã thôi thúc phong trào “Ba đảm đang” trên miền đất Hà Tĩnh. Giờ đây, ca khúc ấy lại ngân lên trong tôi gợi lên bao nhớ thương về người nhạc sĩ đã cống hiến cho âm nhạc nước nhà đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.

img-3108-1-852.jpg
Nhạc sĩ Lê Hàm.

Nhạc sĩ Lê Hàm sinh năm 1934 tại xã Diễn Hồng (Diễn Châu, Nghệ An). Sau khi tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam, Nhạc sĩ Lê Hàm vào giới tuyến Vĩnh Linh phục vụ chiến đấu. Năm 1963 trở lại Hà Tĩnh, nơi từng ghi dấu những năm tháng ấu thơ gắn bó với câu hò điệu ví dòng La, và chứng kiến tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người con gái Hà Tĩnh, ông đã viết bài hát “Gái sông La”.

Đặc biệt, trận đầu thắng Mỹ trên đất Hà Tĩnh (1965) đã phả vào tâm hồn ông âm hưởng hào hùng, cảm xúc tin tưởng và tự hào về sức mạnh của quân dân Hà Tĩnh. Liên tiếp 3 bài hát: “Hà Tĩnh quê hương ta”, “Chiến công Hà Tĩnh vẻ vang”, “Em yêu Hà Tĩnh”... đã ra đời trong thời điểm này. Sau đó là nhạc phẩm "Ta lại về Nghi Xuân", "Nhớ tiếng em ca", "Tiếng hát Hương Sơn". Ngôn ngữ âm nhạc Lê Hàm ngọt ngào, giàu chất dân ca, gần gũi với quê hương xứ Nghệ, kết hợp hài hòa chất liệu dân gian và kỹ thuật sáng tác. Giai điệu của các ca khúc đó đến nay còn ngân vang trong lòng nhiều thế hệ.

z5846173584373_6be256843932829f7befb10c61614115.jpg
Cuốn sách "Âm nhạc dân gian xứ Nghệ" do nhạc sĩ Lê Hàm chủ biên.

Tuy không sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh nhưng Lê Hàm gắn bó sâu nặng với mảnh đất và con người, với ngọn nguồn câu hát dân ca nơi đây. Nhạc sĩ Lê Hàm từng là Trưởng đoàn văn công Hà Tĩnh từ năm 1970-1976. Thời kỳ này và cả về sau, ông đã dành khá nhiều thời gian về các vùng quê: Đức Thọ, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân... sưu tầm các làn điệu dân ca ví, giặm cổ. Ông đã sưu tầm được hàng trăm làn điệu dân ca hò, vè, ví... trong đó có những điệu hò rất lạ mà đến nay không còn ai nhớ nữa như: “Hò xưa gỗ”, “Hò khoan đi đường”, "Hò kéo lưới”, “Hò lơ”...

Những lần trò chuyện, gặp gỡ ông về dân ca xứ Nghệ, ông đã giúp tôi hiểu và phân biệt được thế nào là “Ví sông Lam”, “Ví sông La”, “Ví nước ngược”, “Ví nước xuôi” vì ông từng không ít lần từ ấu thơ đến lúc trưởng thành ngồi trên những con thuyền ngược xuôi trên sông Lam, sông La để ghi lại, phân biệt cách người dân làng chài đã hát ví như thế nào, từ đó tìm ra nguồn gốc, đặc điểm âm nhạc của các làn điệu ví trên sông. Có lẽ vì thế, dân ca ví, giặm đã phổ vào tâm hồn, âm nhạc của ông, để những câu ca về quê hương xứ sở luôn da diết, lắng đọng, lay thức.

Sẽ là thiếu sót khi nói về nhạc sĩ Lê Hàm mà không nhắc đến ca khúc "Vinh - thành phố bình minh". Bởi, bài hát này không chỉ là nhạc hiệu của đài phát thanh thành phố mà còn là biểu tượng của niềm tự hào và sự hồi sinh của Thành phố Vinh sau chiến tranh.

Nay ông đã về với tiên tổ. 90 năm cuộc đời gắn bó với hồn cốt quê hương, giờ đây quê hương đang dang rộng vòng tay đón ông trở về. Câu hát dòng La, dòng Lam sẽ mãi ru ông giấc ngủ thiên thu. Những người dân xứ Nghệ sẽ còn mãi ghi nhớ và biết ơn người nhạc sĩ đã trọn đời cống hiến cho âm nhạc quê hương.

Nhạc sĩ Lê Hàm được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022 với chùm ba tác phẩm gồm: "Người mẹ Làng Sen", "Gái sông La", "Việt Nam trong trái tim ta".

Ca khúc "Vinh - thành phố bình minh". Nguồn: NTV

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.