11 bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh

Húng chanh nổi tiếng với công dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng nhưng thảo dược này còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác mà ít người biết đến.

Húng chanh tên gọi khác là rau thơm lùn, rau tần, tần dày lá. Tên khoa học là Coleus aromaticus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labitatae).

Húng chanh là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình 20-50cm, thân có lông mịn giòn, mùi thơm, lá mọng nước, hạt trái xoan mọc đối xứng nhau.

Mép lá có răng cưa to nhưng không nhọn. Hai mặt bên có màu xanh, lông đơn. Hoa có màu tím đỏ, mọc ở đầu cành, ở ngọn thân. Bộ phận dùng là lá cây húng chanh.

Thành phần dược liệu chứa hoạt chất đỏ calein, tinh dầu carracol, ngoài ra húng chanh giàu hàm lượng beta carotene, vitamin K, acid ascarbe.

Tính vị: Dược liệu có vị cay, tính ấm, không độc.

Tác dụng: Khu phong, tán hàn, tiêu đờm, tiêu viêm, giải độc.

1. Bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh

- Chữa viêm họng, khàn tiếng

Cách 1: Sử dụng 30g lá húng chanh tươi rửa sạch, nhai với muối, nuốt nước, bỏ bã trong 5-7 ngày, 2 lần/ngày.

Cách 2: Lá húng chanh 20g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào chén rồi thêm 20g đường phèn hấp cách thủy, lọc lấy nước uống. Sử dụng 1 lần/ngày, trong 5-7 ngày.

- Chữa ho kéo dài kèm đờm trắng loãng: Sử dụng 15-16 lá húng chanh tươi rửa sạch, cho vào bát rồi cho mật ong vào đun hấp cách thủy. Lấy nước uống 2 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày.

- Trị cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi: Lấy 15-20g lá húng chanh tươi, cho thêm 12g gừng, khoảng 300ml nước nấu còn 100ml nước uống, 2 lần/ngày, trong 3-5 ngày.

- Chữa hôi miệng: Dùng lá húng chanh khô sắc lấy nước ngậm và súc miệng hàng ngày trong 5-7 ngày.

- Giảm chướng bụng, đầy hơi, mót rặn: Hãm lá cây húng chanh uống như nước trà trong 5-7 ngày liên tục giúp giảm triệu chứng bệnh.

- Chữa dị ứng: Sắc 15g lá húng chanh khô với 2 bát nước. Thuốc cạn còn 1 bát chia làm 3 phần uống trong ngày. Bên cạnh đó dùng lá húng chanh tươi giã nát trộn với ít muối hạt đắp vào vùng sưng tấy.

11 bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh

Lá húng chanh có thể hãm như trà uống giúp giảm triệu chứng đầy bụng.

- Trị chảy máu cam: Lấy 20g lá húng chanh, 100g hòe hoa sao đen, 15g trắc bá diệp sao đen, 15g cam thảo đất. Các nguyên liệu sắc uống kết hợp với lá húng chanh vò nát nhét vào lỗ mũi khi chảy máu cam.

- Cải thiện chức năng thận: Lấy 15g lá húng chanh, 10g rau mã đề, sắc lấy nước uống trong 7-10 ngày giúp lợi tiểu, giảm độc tố.

- Trị viêm khớp, đau các khớp: Lấy 15g lá húng chanh, 10g ly thiêm thảo. Sắc 3 bát nước còn lại 1 bát uống chia 02 lần, trong 5-7 ngày.

- Chữa cảm sốt không ra mồ hôi: Lấy 20g lá húng chanh tươi15g tía tô, 5g gừng tươi , thái lát mỏng, 15g cam thảo đất. Sắc uống ngày 1 thang, uống ngày 1 lần khi thuốc ấm để ra mồ hôi.

- Chữa lỵ ra máu: Lấy 20-40g lá húng chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ, trứng gà 1-2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ trộn chung rồi đem hấp cách thủy đến chín, ngày ăn 2 lần. Ăn trong 05-07 ngày.

2. Lưu ý khi sử dụng húng chanh

Không sử dụng thảo dược với người có cơ địa dị ứng với vị thuốc.Lá và thân cây húng chanh có nhiều lông gây kích ứng nên người có làn da nhạy cảm nên chú ý khi dùng.Không sử dụng dược liệu cho phụ nữ có thai , cho con bú.Khi sử dụng thảo dược kéo dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.