1.400 doanh nghiệp Nhật xem xét mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Hơn 40% trong 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản được Jetro khảo sát đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới.

Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) vừa công bố kết quả khảo sát thực hiện vào cuối năm ngoái, dựa trên phản hồi của 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều tới việc sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

1.400 doanh nghiệp Nhật xem xét mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhà máy sản xuất điều hòa của thương hiệu Nhật Bản tại Việt Nam. Ảnh: Daikin.

Kết quả cho thấy, 41% trong số này, tức khoảng 1.400 doanh nghiệp Nhật đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới, tăng 5,5 điểm phần trăm so với năm trước.

Trong khi đó, hơn 36% doanh nghiệp chọn Thái Lan (tăng 1,5 điểm phần trăm) và 48% doanh nghiệp cho biết họ sẽ thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc (giảm 7 điểm phần trăm).

Báo cáo cho biết, kể từ năm 2018, cuộc đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy đầu tư của các công ty Nhật Bản vào các quốc gia Đông Nam Á. Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc và mở rộng kinh doanh sang Đông Nam Á. Khoảng cách giữa số vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN và Trung Quốc tăng từ hơn 10 tỷ yen vào năm 2017 lên 20,4 tỷ yen vào năm 2019.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng mạnh. Khoảng 80% doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh ở nước ngoài dự báo doanh thu giảm trong năm nay, đồng thời làm giảm mạnh vốn đầu tư tại thị trường châu Á. Lượng đầu tư của Nhật Bản riêng tại khu vực Đông Nam Á đã giảm 35% trong 5 tháng đầu năm nay.

Gần đây, Nhật Bản cũng đang triển khai dự án đa dạng chuỗi cung ứng ASEAN nhằm tránh tập trung hoạt động sản xuất tại một quốc gia nhất định. Theo đó, hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp Nhật Bản vốn đang tập trung tại Trung Quốc sẽ được dịch chuyển một phần sang các nước ASEAN nhằm tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trước các biến động khó lường như Covid-19.

Chính phủ Nhật Bản sẽ lựa ra một số doanh nghiệp để hỗ trợ chi phí cho họ trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, 15 trên 30 doanh nghiệp Nhật Bản được hỗ trợ kinh phí, chọn mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Theo Quỳnh Trang/VnExpress/Kyodo

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.