20.000 người dân Hà Tĩnh sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có thêm 30.000 người mới thực hiện các biện pháp KHHGĐ nhưng có gần 20.000 người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

20.000 người dân Hà Tĩnh sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 cán bộ, CTV dân số được nâng cao kỹ năng tuyên truyền.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Chi cục DS/KHHGĐ Hà Tĩnh, trong 2 năm gần đây, tỷ lệ người dân lựa chọn các biện pháp tránh thai hiện đại có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2022, toàn tỉnh có thêm gần 40.000 người mới sử dụng các biện pháp KHHGĐ, trong đó có gần 30.000 người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại và phần lớn sử dụng các loại thuốc tránh thai. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh có thêm hơn 30.000 người mới thực hiện các biện pháp KHHGĐ nhưng có gần 20.000 người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

Từ xu hướng lựa chọn của người dân, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên (CTV) dân số về những kỹ năng, kiến thức tuyên truyền thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại, trong đó có viên uống tránh thai là hết sức cần thiết. Qua các hoạt động thực hành tại các lớp học, đội ngũ cán bộ dân số cơ sở đã được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số. Đây cũng là cơ hội để họ cùng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tư vấn, tiếp thị các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình tới đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.

Chị Đặng Thị Hương - cộng tác viên dân số thôn Hòa Thịnh, xã Thiên Lộc (Can Lộc) cho biết: “Làm cộng tác viên dân số 6 năm nay, tôi được tham gia nhiều khóa tập huấn, nâng cao năng lực, kiến thức về DS/KHHGĐ. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một khóa học bài bản về các kiến thức và phương pháp tuyên truyền sử dụng viên uống tránh thai. Những kiến thức, kinh nghiệm thu được từ khóa học giúp tôi tự tin hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình”.

20.000 người dân Hà Tĩnh sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

Đến từng ngõ, gõ từng nhà là cách để cán bộ, cộng tác viên dân số Thạch Hà tuyên truyền các chính sách vào cuộc sống.

Hơn 220 cán bộ, CTV dân số huyện Thạch Hà cũng đã có những trải nghiệm bổ ích trong đợt tập huấn kiến thức vào tháng 9/2023 vừa qua. Cùng với việc bổ sung các kiến thức cơ bản về viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, cán bộ dân số cơ sở còn được cung cấp phương pháp kỹ năng tư vấn, truyền thông trực tiếp cho đối tượng sử dụng...

Chị Nguyễn Thị Yến - cán bộ dân số xã Tượng Sơn (Thạch Hà) chia sẻ: “Là nữ hộ sinh kiêm cán bộ dân số, với chúng tôi, việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng tuyên truyền thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại, trong đó có viên uống tránh thai là điều hết sức cần thiết. Bởi việc đáp ứng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở tuyến cơ sở không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mà còn góp phần đáng kể trong thực hiện mục tiêu ổn định mức sinh, nâng cao chất lượng dân số”.

20.000 người dân Hà Tĩnh sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

Đội ngũ cán bộ dân số TP Hà Tĩnh tham gia tập huấn bảng kiểm viên uống tránh thai.

Đến thời điểm hiện tại, hoạt động tăng cường nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, cộng tác viên dân số trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố đã được phủ kín.

Từ các khóa học, đã có hơn 2.000 cán bộ, cộng tác viên dân số được củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng cơ bản. Đó là yếu tố quan trọng giúp những người làm công tác dân số tự tin hơn trong tuyên truyền, vận động đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đồng thời có kế hoạch tuyên truyền vận động phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Trong điều kiện đội ngũ cán bộ dân số hoạt động kiêm nhiệm, cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phố thường xuyên xáo trộn, thì việc tăng cường các hoạt động cung cấp kiến thức, kỹ năng thông tin tuyên truyền cho mạng lưới cán bộ dân số cơ sở là điều cần thiết. Bởi họ chính là cánh tay nối dài, đưa chủ trương, chính sách về công tác DS/KHHGĐ đến với mỗi người dân.

Ông Nguyễn Trung Kiên
Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?