30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 25/10, tại Đền Truông Bát (xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh), Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Thạch Hà tổ chức khai mạc liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Hà Tĩnh lần thứ III năm 2019.

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Đại diện Bộ VH-TT&DL, lãnh đạo Sở VH-TT &DL Hà Tĩnh, UBND huyện Thạch Hà, các đoàn nghệ thuật và đông đảo bà con nhân dân địa phương tham dự lễ khai mạc

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có lịch sử lâu đời và biến chuyển tích cực, thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng có sự pha trộn tôn giáo bản địa người Việt và một số dân tộc khác trên cả nước.

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Các tiết mục văn nghệ chào mừng liên hoan

Diễn văn khai mạc do Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Cảnh Thụy trình bày nêu rõ: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản có sức sống và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt. Năm 2016, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESSCO vinh danh, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh Nguyễn Cảnh Thụy đọc diễn văn khai mạc liên hoan

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt lần thứ III năm 2019 nằm trong khuôn khổ chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt giai đoạn 2017 – 2022.

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Liên hoan lần này có sự tham gia của 30 thanh đồng, nghệ nhân đến từ các tỉnh, thành

Liên hoan lần này có sự tham gia của 30 thanh đồng, cung văn đến từ các tỉnh, thành: Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ngãi… Trong đó, riêng Hà Tĩnh có 16 thanh đồng, cung văn tham gia.

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các nghệ nhân

Đây là dịp để các thanh đồng, nghệ nhân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu đặc thù của các giá hầu, đưa tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến rộng rãi tại các địa phương.

Sau lễ khai mạc, các đoàn sẽ tham gia thực hành diễn xướng.

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Giá hầu Quan Hoàng Mười của đồng thầy Phạm Quang Hồng, thủ nhang Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (thị xã Hồng Lĩnh)

30 thanh đồng, cung văn cả nước tham gia Liên hoan Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Tĩnh

Tân đồng 7 tuổi đến từ Hà Nội

Theo kế hoạch, Liên hoan diễn ra trong 2 ngày, từ 25 – 26/10/2017 tại đền Truông Bát. Chương trình bế mạc sẽ tổ chức vào chiều 26/10.

Đền Truông Bát (xã Ngọc Sơn – huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh) tọa lạc trong khu vực 8 quả núi thuộc Nông trường Thạch Ngọc trước đây. Đền thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (hay còn gọi là Lộc Hoa Công Chúa) – Bà chúa Lộc, Đệ nhất Thượng Thiên – Mẫu Liễu Hạnh, Đệ tam Thủy phủ - Mẫu Thoải và Quan Hoàng Mười.

Đền Truông Bát được vua Minh Mạng phong là “Vương Nương thánh mẫu, Cao Sơn thần nữ, Chế Thắng đại vương, Thượng Thượng đẳng tối linh thần”. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đền xuống cấp nghiêm trọng và đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Năm 2011, đền Truông Bát được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ngày 7 tháng 4 âm lịch hằng năm là ngày lễ trọng, hội chính của đền.

Chủ đề Nghệ thuật biểu diễn

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.